NGHIÊN CỨU TIỀN SỬ VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VÔ SINH THỨ PHÁT DO TẮC VÒI TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục và một số yếu tố liên quan đến vô sinh thứ phát do tắc vòi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 177 bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh thứ phát do vòi tử cung được chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị (bao gồm cả bệnh nhân được chẩn đoán tắc vòi tử cung hoặc các bệnh lý khác của vòi tử cung nhưng không gây tắc vòi tử cung), có bệnh án đầy đủ thông tin tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tắc vòi tử cung có tiền sử viêm âm đạo là 60,8%; bệnh nhân tắc vòi tử cung ở nhóm không có tiền sử viêm âm đạo là 40,2% (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có các tiền sử liên quan ở nhóm bị tắc vòi tử cung lần lượt là: nhiễm Chlamydia (bị tắc vòi tử cung 72,7%); đặt dụng cụ tử cung (bị tắc vòi tử cung 68,6%); phẫu thuật phụ khoa (bị tắc vòi tử cung 74,4%); phá thai (bị tắc vòi tử cung 48,7%); dùng thuốc tránh thai (bị tắc vòi tử cung 40%). Kết luận: Tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới, tiền sử nhiễm Chlamydia và các tiền sử: đặt dụng cụ tử cung, phẫu thuật phụ khoa vùng tiểu khung có liên quan đến vô sinh thứ phát do tắc vòi tử cung ở các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiền sử liên quan, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh thứ phát, tắc vòi tử cung
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Thị Phương Nga (2000), “Nghiên cứu phẫu thuật nội soi điều trị vô sinh do vòi trứng – dính phúc mạc”, Luận án Tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cao Ngọc Thành (2011), “Vô sinh do vòi tử cung – phúc mạc”, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Nguyễn Thị Thảo (2011), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại Thanh Hóa, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Y tế công cộng.
5. Garolla A., Pizzol D., Roberto A. et al; “Practical clinical and diagnostic pathway for the investigation of the infertile coupe”; Endocrinol.,January 2021 | https://doi.org/ 10.3389/fendo.2020.591837
6. Luttjeboer F, Havada T, Hughes E et al. Tubal flushing for subfertility. Cochrane Database Syst Rev 2007(3);CD 003718.