ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN NHANH THEO TRÌNH TỰ (RSI) CHO BỆNH NHÂN CẤP CỨU

Minh Hiếu Nguyễn 1,, Văn Chi Nguyễn 1, Văn Đồng Trịnh 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp đặt nội khí quản nhanh theo trình tự so với phương pháp đặt nội khí quản không dùng thuốc giãn cơ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 63 tại Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai được đặt nội khí quản theo phương pháp nhanh theo trình tự và không dùng thuốc giãn cơ. Kết quả: Nhóm bệnh lý phổ biến nhất là tiêu hóa (33%) và hô hấp (31%). Tỷ lệ đặt nội khí quản thành công lần đầu theo phương pháp RSI (88%) cao hơn so với non – RSI (67%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời gian đặt nội khí quản của nhóm đặt theo phương pháp RSI (76 giây) ngắn hơn so với nhóm non – RSI (163 giây), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ tụt huyết áp trong quá trình đặt nội khí quản ở nhóm non – RSI là cao hơn so với nhóm RSI và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các biến cố khác tổn thương miệng, họng, đặt nội khí quản quá sâu, đặt nội khí quản vào thực quản, trào ngược, nôn, rách cuff, tụt SpO2 trong quá trình thực hiện có sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p>0,05). Kết luận: Phương pháp đặt nội khí quản nhanh theo trình tự với ketamine và rocuronium áp dụng với những bệnh nhân cấp cứu không có yếu tố tiên lượng đường thở khó giảm thời gian, tăng tỷ lệ thành công lần đầu và không làm tăng các biến cố trong quá trình thực hiện so với những bệnh nhân không dùng giãn cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mace SE, Ducharme J, Murphy MF, eds. Pain Management and Sedation: Emergency Department Management. New York: McGraw-Hill, Medical Pub. Division; 2006.
2. Reed MJ. Can an airway assessment score predict difficulty at intubation in the emergency department? Emergency Medicine Journal. 2005;22(2):99-102.
3. Yamanaka S, Goldman RD, Goto T, Hayashi H. Multiple intubation attempts in the emergency department and in-hospital mortality: A retrospective observational study. Am J Emerg Med. 2020;38(4):768-773.
4. On behalf of the Japanese Emergency Medicine Network Investigators, Okubo M, Gibo K, Hagiwara Y, Nakayama Y, Hasegawa K. The effectiveness of rapid sequence intubation (RSI) versus non-RSI in emergency department: an analysis of multicenter prospective observational study. Int J Emerg Med. 2017;10(1):1.
5. Kerslake D, Oglesby AJ, Di Rollo N, James E, McKeown DW, Ray DC. Tracheal intubation in an urban emergency department in Scotland: A prospective, observational study of 3738 intubations. Resuscitation. 2015;89:20-24.
6. Driver BE, Prekker ME, Reardon RF, et al. Success and Complications of the Ketamine-Only Intubation Method in the Emergency Department. The Journal of Emergency Medicine. 2021;60(3):265-272.