NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN HỞ HAI LÁ MẠN TÍNH TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HOẶC SỬA VAN HAI LÁ

Đoàn Trung Nguyễn 1,, Thị Thu Hoài Nguyễn 1, Thị Bạch Yến Nguyễn 1
1 Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân hở hai lá mạn tính trước và sau phẫu thuật thay van hoặc sửa van hai lá tại Viện Tim mạch Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên38 bệnh nhân hở hai lá thực tổn có chỉ định phẫu thuật theo khuyến cáo xử trí hở van hai lá (theo AHA/ACC 2017 hoặc của Hội Tim mạch Việt Namnếu có), các bệnh nhân được phẫuthuật tại đơn vị phẫu thuật Viện Tim Mạch. Tất cả các bệnh nhân đều được thu thập số liệu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả can thiệp mạch vành, kết quả siêu âm tim đánh giá các thông số nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Chỉ số tei thất phải xung trước phẫu thuật (0,42 ± 0,05) và chỉ số tei thất phải mô trước phẫu thuật (0,52 ± 0,04) cho thấy có sự khác biệt đáng kể so với chỉ số sau phẫu thuật (0,36 ± 0,02 và 0,44 ± 0,04). Về chức năng tâm thu thất phải: Vận tốc vòng van 3 lá trước và sau phẫu thuật khác nhau có ý nghĩa thống kê (17,45 ± 0,98 và 20,38 ± 3,48). Vận tốc sóng S’ trên Doppler mô của đối tượng nghiên cứu có giá trị trung bình sau phẫu thuật tăng lên so với trước phẫu thuật (8,86 ± 0,55 và 11,4 ± 3,14). Chỉ số diện tích thất phải (FAC) của đối tượng nghiên cứu tăng lên sau phẫu thuật (35,45 ± 1,48 và 39,86 ± 5,02). Kết luận: Trên bệnh nhân hở van 2 lá mạn tính, chức năng thất phải sau phẫu thuật có sự cải thiện so với trước phẫu thuật

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Thị Dinh, Nguyễn Thị Thu Hoài & Đỗ Doãn Lợi. Đánh giá hình thái và mức độ hở 2 lá bằng siêu âm tim 2D, 3D ở bệnh nhân hở hai lá có chỉ định phẫu thuật. (Đại học Y Hà Nội, 2017).
2. Nguyễn Thị Thu Hoài. Vai trò của siêu âm tim trong can thiệp bệnh lý hở hai lá. Kỷ yếu hội nghị Tim mạch toàn quốc 23–56 (2016).
3. Le Tourneau, T. et al. Right ventricular systolic function in organic mitral regurgitation: impact of biventricular impairment. Circulation127, 1597–1608 (2013).
4. Chrustowicz, A., Gackowski, A., El-Massri, N., Sadowski, J. & Piwowarska, W. Preoperative right ventricular function in patients with organic mitral regurgitation. Echocardiography27, 282–285 (2010).
5. Borer, J. S., Hochreiter, C. & Rosen, S. Right ventricular function in severe non-ischaemic mitral insufficiency. Eur Heart J12 Suppl B, 22–25 (1991).
6. Sun, X., Ellis, J., Kanda, L. & Corso, P. J. The role of right ventricular function in mitral valve surgery. Heart Surg Forum16, E170-176 (2013).
7. Hyllén, S. et al. Right Ventricular Performance After Valve Repair for Chronic Degenerative Mitral Regurgitation. The Annals of Thoracic Surgery98, 2023–2030 (2014).