ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG TIÊM HYDROCORTISON NGOÀI MÀNG CỨNG

Văn Tuấn Nguyễn 1,, Anh Dũng Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp tiêm Hydrocortison ngoài màng cứng. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2020 – 2021. Kết quả: Tuổi đối tượng nghiên cứu từ 27 – 86 tuổi, độ tuổi 30 – 60 tuổi chiếm 57,5%, >60 tuôir chiếm 38,7%, <30 tuổi chiếm 3,8%. Nữ giới 62,5%, nam giới 37,5%. Nghề nghiệp lao động chân tay chiếm 68,8%, lao động trí óc 28,8%. Đặc điểm lâm sàng: Hội chứng cột sống (hạn chế tầm hoạt động CSTL 96,2%, điểm đau CSTL 91,2%, giảm chỉ số Schober < 14/10 cm 88,8%...) và hội chứng chèn ép rễ thần kinh (dấu hiệu Lasègue (+) 95%, dấu hiệu ‘Chuông bấm’ (+) 91,2%...); về cận lâm sàng: loại thoát vị lồi đĩa đệm 41,2%, L4 – L5 61,2%. Sau điều trị tiêm Hydrocortison ngoài màng cứng, các dấu hiệu giảm rõ rệt. Tỷ lệ điều trị thành công cao chiếm 97,5%, chuyển phẫu thuật 2,5%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tiêm hydrocortisol ngoài màng cứng cải thiện có ý nghĩa thống kê các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Quang Bích (2006), “Phòng và điều trị bệnh đau lưng”. Nhà xuất bản Y học; . tr. 55–70.
2. Bộ y tế (2016), “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp”. Nhà xuất bản Y học; tr. 131–144.
3. Ngô Quý Châu (2018), “Bệnh học Nội khoa”. Trường Đại học Y hà Nội, Nhà xuất bản Y học; tr. 252–270.
4. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thị Hòa (2017), “Đánh giá hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của phác đồ tiêm ngoài màng cứng Methylprednisolon kết hợp với uống Cyclophosphorine A”. Tạp chí Nội khoa Việt Nam. 2017;3:3–16.
5. Hoàng Văn Thuận (2018), “Nghiên cứu lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”. Tạp chí Y học thực hành ;27:11–3.
6. Hà Kim Trung (2017), “Phẩu thuật thần kinh”. Nhà xuất bản Y học; tr. 374–399 p.
7. Aletaha D., Smolen JS. (2018), “Diagnosis and Management of Rheumatoid Arthritis: A Review”. JAMA. 2018 Oct;320(13):1360–72.
8. Rogerson A, Aidlen J, Jenis LG (2019), “Persistent radiculopathy after surgical treatment for lumbar disc herniation: causes and treatment options”. Int Orthop. 2019 Apr;43(4):969–73.
9. Wassenaar M, Van Rijn RM, Van Tulder MW, Verhagen AP, van der Windt DAWM, Koes BW, et al (2012), “Magnetic resonance imaging for diagnosing lumbar spinal pathology in adult patients with low back pain or sciatica: a diagnostic systematic review”. Eur spine J Off Publ Eur Spine Soc Eur Spinal Deform Soc Eur Sect Cerv Spine Res Soc. 2012 Feb;21(2):220–7.