HẸP PHÌ ĐẠI CƠ MÔN VỊ Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG: BÁO CÁO CA BỆNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hẹp phì đại cơ môn vị là một bệnh xảy ra ở tuần thứ hai sau sinh, không rõ nguyên nhân, bao gồm hẹp môn vị do phì đại cơ đồng tâm, gây tắc nghẽn đường ra dạ dày kèm theo nôn nhiều dần dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, và rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng. Hẹp phì đại cơ môn vị cực kỳ hiếm ở trẻ sơ sinh non tháng và hiếm khi được báo cáo trong y văn. Báo cáo này là của một trẻ sơ sinh non tháng, cân nặng lúc sinh thấp bị hẹp phì đại cơ môn vị. Bệnh nhân xuất hiện nôn ra sữa lúc 4 ngày tuổi, chướng bụng vùng thượng vị và có bóng dạ dày giãn trên phim X quang bụng. Trẻ được điều trị theo hướng trào ngược dạ dày thực quản nhưng bệnh không có tiến triển, trẻ vẫn nôn dịch sữa. Chụp lưu thông dạ dày-ruột chỉ thấy dạ dày giãn to. Siêu âm lại ổ bụng vào ngày thứ 10 thấy cơ môn vị dày. Bệnh nhân được phẫu thuật mở cơ môn vị bằng phẫu thuật mở. diễn biến sau mổ bệnh nhân tốt lên không nôn ra sữa. xuất viện sau 1 tuần.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Taylor N.D., Cass D.T., and Holland A.J.A. (2013). Infantile hypertrophic pyloric stenosis: has anything changed?. J Paediatr Child Health, 49(1), 33–37.
3. Zenn M.R. and Frank Redo S. (1993). Hypertrophic pyloric stenosis in the newborn. Journal of Pediatric Surgery, 28(12), 1577–1578.
4. Chan S.M., Chan E.K.W., Chu W.C.W., et al. (2011). Hypertrophic pyloric stenosis in a newborn: a diagnostic dilemma. Hong Kong Med J, 17(3), 245–247.
5. Calle-Toro J.S., Kaplan S.L., and Andronikou S. (2020). Are we performing ultrasound measurements of the wall thickness in hypertrophic pyloric stenosis studies the same way?. Pediatr Surg Int, 36(3), 399–405.
6. Demian M., Nguyen S., and Emil S. (2009). Early pyloric stenosis: a case control study. Pediatr Surg Int, 25(12), 1053–1057.
7. Keckler S.J., Ostlie D.J., Holcomb Iii G.W., et al. (2008). The progressive development of pyloric stenosis: a role for repeat ultrasound. Eur J Pediatr Surg, 18(3), 168–170.