ĐÁNH GIÁ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH BẰNG CHỈ SỐ VẬN TỐC LAN TRUYỀN SÓNG MẠCH (PULSE WAVE VELOCITY - PWV) Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

Thị Kim Ngân Hồ 1, Đình Linh Nguyễn 1, Đức Hùng Trần 2,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độ cứng động mạch bằng chỉ số vận tốc lan truyền sóng mạch (pulse wave velocity - PWV) ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch vành mạn tính (BĐMVMT). Đối tượng và phương pháp: Nhóm bệnh gồm 61 người bị BĐMVMT được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp động mạch vành qua da có hẹp ≥50% đường kính lòng mạch và nhóm chứng gồm 31 người nghi ngờ bị BĐMVMT nhưng chụp động mạch vành không tổn thương hoặc tổn thương <50%. Cả 2 nhóm đều  được đo PWV. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm chứng và nhóm bệnh lần lượt là 68,26 ± 6,66 và 70,1 ± 7,15 năm. Tuổi  ≥65 chiếm tỷ lệ cao (nhóm chứng và nhóm bệnh lần lượt là 74,2%; 77,0%). Nhóm bệnh nam chiếm tỷ lệ cao (60,7%) hơn nữ (39,3%). PWV tăng (≥14 m/s) ở nhóm bệnh và nhóm chứng tương ứng là: Bên phải (82,0%; 32,3%). Bên trái (67,2%; 22,6%) p<0,05. PWV ở người bị THA của nhóm bệnh và chứng tương ứng là: 15,05 ± 0,61 m/s; 11,47 ± 1,53 m/s, ở người bị ĐTĐ: 15,89 ± 2,07 m/s; 14,06 ± 1,29 m/s, người hút thuốc lá: 15,76 ± 1,97; 13,82 ± 1,45 m/s, người thừa cân: 15,69 ± 1,79 m/s; 13,59 ± 2,12m/s. Kết luận: Nhóm bệnh có PWV tăng (≥14 m/s) chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm chứng. Ở cùng độ tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ (THA, ĐTĐ, hút thuốc lá, thừa cân) thì PWV ở nhóm bệnh đều cao hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020). Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành.
2. Finkler B., Eibel B., Barroso W. S., et al. (2019). Arterial Stiffness and Coronary Artery Disease. Cardiovasc Ther, 14(3): 555889.
3. Ikonomidis I., Makavos G., Lekakis J. (2015). Arterial stiffness and coronary artery disease. Current opinion in cardiology, 30(4): 422-431.
4. Nguyễn Thành Trung, Hoàng Anh Tiến (2014). Nghiên cứu vận tốc sóng mạch và chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay ở bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tạp chí Y dược học - Trường đại học Y dược Huế, 22+23: 253-261.
5. Yamashina A., Tomiyama H., Arai T., et al. (2003). Brachial-ankle pulse wave velocity as a marker of atherosclerotic vascular damage and cardiovascular risk. Hypertension Research, 26(8): 615-622.
6. Munakata M., Konno S., Miura Y., et al. (2012). Prognostic significance of the brachial–ankle pulse wave velocity in patients with essential hypertension: final results of the J-TOPP study. Hypertension Research, 35(8): 839-842.
7. Prenner S.B., Chirinos J.A. (2015). Arterial stiffness in diabetes mellitus. Atherosclerosis, 238(2): 370-379.
8. Yu-Jie W., Hui-Liang L., Bing L., et al. (2013). Impact of smoking and smoking cessation on arterial stiffness in healthy participants. Angiology, 64(4): 273-280.
9. Safar M.E., Czernichow S., Blacher J. (2006). Obesity, arterial stiffness, and cardiovascular risk. Journal of the American Society of Nephrology, 17(4 supple 2): S109-S111.