NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, KẾT QUẢ SƠ CỨU BAN ĐẦU VÀ ĐIỀU TRỊ THƯƠNG TÍCH DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2020-2021

Minh Hải Nguyễn 1, Trung Kiên Nguyễn2,
1 Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: tai nạn giao thông trên thế giới và Việt Nam còn rất phổ biến, việc sơ cứu ban đầu còn hạn chế. Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm tai nạn giao thông đường bộ và đánh giá sơ cứu ban đầu, kết quả điều trị thương tích do tai nạn giao thông đường bộ. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 420 bệnh nhân tai nạn giao thông đường bộ tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Kết quả: tai nạn vào ban ngày là 57,4%, ban đêm là 42,6%. Phương tiện gây tai nạn phổ biến là mô tô (81,7%); xảy ra tại thành thị (63,3%) và nông thôn (36,7%); Xét nghiệm có 25,2% bệnh nhân có cồn trong máu. Tỷ lệ chấn thương chi (31,9%) và chấn thương đầu mặt cổ (30,7%). Mức độ nặng các thương tích: nhẹ (95,5%), trung bình (3,1%), nặng (1,4%). 36,9% bệnh nhân được sơ cứu tại hiện trường, kỹ thuật sơ cứu không tốt chiếm 69,0%. Bệnh nhân được sơ cứu đúng cách (17,4%), không đúng cách (82,6%). Đảm bảo an toàn khi vận chuyển là 51,0%. Điều trị nội khoa chiếm tỷ lệ cao nhất (43,6%), phẫu thuật cấp cứu (14,5%). Kết quả điều trị khỏi 89,3%, tử vong 0,5%. Đánh giá kết quả điều trị thành công 94,5%, không thành công 5,5%. Kết luận: việc sơ cứu ban đầu nạn nhân tai nạn giao thông còn nhiều hạn chế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giao thông vận tải (2020), An Giang: Tiếp tục thực hiện các giải pháp làm giảm số vụ tai nạn giao thông, Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải.
2. Bộ Giao thông vận tải (2020), Hai tháng đầu năm, tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí, . Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải.
3. Lê Bảo Huy, Lê Công Thuyên, Võ Ngọc Thông (2018), “Nhận xét đặc điểm ở bệnh nhân chấn thương tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Số 3, tr. 244 - 247.
4. Huỳnh Văn Hùng (2012), Nghiên cứu tình hình thương tích do tai nạn giao thông đường bộ đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Phạm Minh Khuê, Vũ Hải Vinh (2018), “Đánh giá công tác sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp năm 2018”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 48, số 1, tr. 130 - 134.
6. Nguyễn Trung Kiên (2020), Nghiên cứu tình hình chấn thương và đánh giá kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông tại Bệnh viện 121 năm 2019 – 2020, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Phạm Thị Mỹ Ngọc (2012), Nghiên cứu tình hình sơ cứu bệnh nhân tai nạn giao thông đường bộ trước khi nhập viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Hữu Thuấn (2010), Nghiên cứu tình hình bệnh nhân tai nạn giao thông đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.