ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC CHĂM SÓC VỆ SINH RĂNG MIỆNG TRƯỚC PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT

Hồng Lợi Nguyễn 1,, Thị Kim Phượng Nguyễn 1
1 Trt Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong chấn thương vùng hàm mặt, do có cấu trúc giải phẫu liên quan trực tiếp đến khoang miệng nên nguy cơ nhiễm trùng cao, gây khó khăn cho công tác điều trị. Công tác chăm sóc vệ sinh răng miệng trước phẫu thuật đối với bệnh nhân chấn thương hàm mặt là việc làm cần thiết để giảm đau nhức vùng miệng, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng cường hiệu quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 627 bệnh nhân chấn thương hàm mặt ở Trung tâm Răng Hàm Mặt, BVTW Huế năm từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020. Kết quả: Độ tuổi thường gặp là 18-39 (51,2%), nam giới 414 (66%), nữ giới 213 (34%), chấn thương hàm mặt thường do tai nạn giao thông (82,5%). Triệu chứng thường gặp là đau nhức (71,3%), sưng nề 68,9%), há miệng hạn chế (67%), biến dạng mặt (49,8%) và chảy máu miệng (35,9%). Các phương pháp chăm sóc răng miệng thường được sử dụng là hướng dẫn vệ sinh răng miệng (100%), cạo cao răng (92,2%), điều trị viêm nha chu bằng laser diode (72,9%). Kết quả điều trị đạt được: tốt 95,9%, khá 4,1% (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân chấn thương hàm mặt cần được chăm sóc răng miệng trước phẫu thuật phù hợp để đạt kết quả điều trị tốt hơn và làm tăng sự hài lòng của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Toại (2006), “Tình hình chấn thương Hàm mặt được điều trị tại khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế trong hai năm, từ 11-2003 đến 11-2005”, Thông tin Y dược học, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế, số 1, tr. 35-39
2. Trịnh Hồng Mỹ, Nguyễn Bắc Hùng (2004), “Tình hình chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông được điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2002-2003”, Hội nghị Khoa học chuyên ngành Răng Hàm Mặt và Tạo hình toàn quân, Y học Việt Nam số đặc biệt, tháng 10/2004, tr. 47-55.
3. Alfood BR (2005), “Facial fractures”, Emergencies in Otolaryngology-Head and Neck Surgery, Department of Otorhinolaryngology and Communicative Sciences, Baylor College of Medicine.
4. Kretlow JD, McKnight Ạ, Izaddoost SA et al (2010), “Facial Soft Tissue Trauma”, Semin Plast Surg, 24(4), p.348–356.
5. Usha GV (2016) “Role of nutrition in oral and maxillofacial surgery patients”, Natl J Maxillofac Surg, 7(1), p. 3-9.
6. Phan Thị Dung, Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Đức Chính (2016), “Kiến thức, thực hành của điều dưỡng về chăm sóc vết thương và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí nghiên cứu y học, Trường Đại học Y Hà nội, 100(2), tr.189-195.
7. Nguyễn Duy Thăng và cộng sự (2020),“ Nghiên cứu kết quả điều trị viêm nướu có hỗ trợ laser diode trên bệnh nhân hemophilia”, Tạp Chí Y Học Lâm Sàng, Bệnh viện Trung ương Huế, 59, tr. 32-36.