KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI NGÔN NGỮ CỦA TRẺ ĐIẾC BẨM SINH SAU PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

Thanh Vũ Nguyễn 1,, Thị Minh Anh Phạm 1, Thị Dượt Đặng 1, Ngọc Thành Đạt Nguyễn 1, Hoàng Minh Huỳnh 1, Hoàng Nhân Chiêm 1
1 Đại học Quốc Gia – Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và sự phục hồi thính giác của trẻ sau phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu và tiến cứu mô tả loạt ca. Phương pháp: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và khả năng phục hồi thính giác của trẻ qua đánh giá lâm sàng trên thang điểm CAP. Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 39 trẻ điếc bẩm sinh đã phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TPHCM từ 01/2018 đến 04/2020 gồm 20 trẻ nam  và 19 trẻ nữ. Độ tuổi phẫu thuật từ 1 đến 13 tuổi (trung bình 3.92 ±2.87 tuổi), trong đó đa số trẻ cấy ốc tai điện tử từ 1 đến 3 tuổi (61.54%). Số trẻ được cấy một tai là 23/39 trẻ (58,97%). Số trẻ được cấy hai tai là 16/39 trẻ (41,03%). Sau phẫu thuật 1 năm, tất cả trẻ đạt CAP từ 5 điểm trở lên, trong đó 87.18% trẻ đạt CAP từ 6 đến 7 điểm. CAP trung bình sau 1 năm cấy ốc tai điện tử là 6.18 ±0.64. Kết luận: Chúng tôi nghiên cứu 39 trẻ điếc bẩm sinh gồm 20 trẻ nam  và 19 trẻ nữ. Độ tuổi phẫu thuật từ 1 đến 13 tuổi). Số trẻ được cấy một tai là 23/39 trẻ (58,97%). Điểm CAP của tất cả trẻ có xu hướng tăng mạnh và về gần bình thường trong vòng 1 năm sau phẫu thuật. Cấy ốc tai điện tử 2 bên cho hiệu quả phục hồi thính giác cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Lao Động - Thương Binh - Xã Hội Và Unicef (2004), "Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam", Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[2] Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc-Unfpa Quỹ (2009), "Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009", Người khuyết tật Việt Nam, 16-17.
[3] G. J. Basura, R. Eapen& C. A. Buchman (2009), "Bilateral cochlear implantation: current concepts, indications, and results", Laryngoscope, 119.(12) 2395-401.
[4] S. Liu, F. Wang, P. Chen, N. Zuo, C. Wu, J. Ma, J. Huang& C. Wang (2019), "Assessment of outcomes of hearing and speech rehabilitation in children with cochlear implantation", J Otol, 14.(2) 57-62.
[5] N. Yıldırım Gökay& E. Yücel (2021), "Bilateral cochlear implantation: an assessment of language sub-skills and phoneme recognition in school-aged children", Eur Arch Otorhinolaryngol, 278.(6) 2093-2100.
[6] Q. Guo, J. Lyu, Y. Kong, T. Xu, R. Dong, B. Qi, S. Wang& X. Chen (2020), "The development of auditory performance and speech perception in CI children after long-period follow up", Am J Otolaryngol, 41.(4) 102466.
[7] S. J. Dettman, R. C. Dowell, D. Choo, W. Arnott, Y. Abrahams, A. Davis, D. Dornan, J. Leigh, G. Constantinescu, R. Cowan& R. J. Briggs (2016), "Long-term Communication Outcomes for Children Receiving Cochlear Implants Younger Than 12 Months: A Multicenter Study", Otol Neurotol, 37.(2) e82-95.
[8] M. Y. Kwak, J. Y. Lee, Y. Kim, J. W. Seo, J. Y. Lee, W. S. Kang, J. H. Ahn, J. W. Chung& H. J. Park (2020), "Long-term Change in the Speech Perception Ability in Pediatric Cochlear Implants and the Effect of the Age at Implantation", Otol Neurotol, 41.(6) 758-766.
[9] H. Y. Fang, H. C. Ko, N. M. Wang, T. J. Fang, W. C. Chao, Y. T. Tsou& C. M. Wu (2014), "Auditory performance and speech intelligibility of Mandarin-speaking children implanted before age 5", Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 78.(5) 799-803.