XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC LAO TIỀM ẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thu Trang Trần 1,, Văn Giáp Vũ2,3, Thị Hạnh Chu 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhân viên y tế (NVYT) tại những nước có gánh nặng lao cao có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện bệnh lao. Lao tiềm ẩn (LTA) là tình trạng nhiễm M.Tuberculosis mà không có triệu chứng lâm sàng. Mục tiêu của nghiên cứu: đánh giá thực trạng mắc và các yếu tố nguy cơ mắc lao tiềm ẩn của nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2018. Có 794 NVYT tham gia trả lời bộ câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học, tiếp xúc bệnh lao nghề nghiệp và được tiến hành tiêm trong da Tuberculin. Kết quả: tỷ lệ mắc LTA của NVYT trong nghiên cứu: 44,1%. Các yếu tố nguy cơ liên quan có ý nghĩa với nhiễm LTA: thời gian làm việc trên 1 năm [8,8 (CI:1,14;69)]; hộ lý nguy cơ cao hơn so với các vị trí nghề nghiệp khác [2,32(CI:1,16;4,64)], không có tiền sử tiêm vacxim BCG [4,91 (CI:3,52;6,88)], tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân lao không có biện pháp bảo vệ [1,59 (CI:1,12;2,02)]. Kết luận: tỷ lệ mắc LTA của NVYT tại Bạch Mai cao. Do vậy cần phải áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng để nhằm ngăn ngừa, kiểm soát nguồn lây nhiễm cho nhân viên trong bệnh viện. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Menzies D, Joshi R, Pai M. Risk of tuberculosis infection and disease associated with work in health care settings. Int J Tuberc Lung Dis. 2007;11(6):593-605.
2. Joshi R, Reingold AL, Menzies D, Pai M. Tuberculosis among Health-Care Workers in Low- and Middle-Income Countries: A Systematic Review. PLoS Med. 2006;3(12):e494. doi:10.1371/journal.pmed.0030494
3. Christopher DJ, Daley P, Armstrong L, et al. Tuberculosis Infection among Young Nursing Trainees in South India. Goletti D, ed. PLoS ONE. 2010;5(4):e10408. doi:10.1371/journal.pone.0010408
4. Dyrhol-Riise AM, Gran G, Wentzel-Larsen T, Blomberg B, Haanshuus CG, Mørkve O. Diagnosis and follow-up of treatment of latent tuberculosis; the utility of the QuantiFERON-TB Gold In-tube assay in outpatients from a tuberculosis low-endemic country. BMC Infect Dis. 2010;10(1):57. doi:10.1186/1471-2334-10-57
5. Targeted Tuberculin Testing and Treatment of Latent Tuberculosis Infection. Accessed August 29, 2021. https://www.cdc.gov/mmwr/ preview/ mmwrhtml/rr4906a1.htm
6. Lien LT, Hang NTL, Kobayashi N, et al. Prevalence and Risk Factors for Tuberculosis Infection among Hospital Workers in Hanoi, Viet Nam. Pai M, ed. PLoS ONE. 2009;4(8):e6798. doi:10.1371/journal.pone.0006798
7. Belo C, Naidoo S. Prevalence and risk factors for latent tuberculosis infection among healthcare workers in Nampula Central Hospital, Mozambique. BMC Infect Dis. 2017;17(1):408. doi:10.1186/s12879-017-2516-4
8. Rafiza S, Rampal KG, Tahir A. Prevalence and risk factors of latent tuberculosis infection among health care workers in Malaysia. BMC Infect Dis. 2011;11(1):19. doi:10.1186/1471-2334-11-19
9. Nasreen S, Shokoohi M, Malvankar-Mehta MS. Prevalence of Latent Tuberculosis among Health Care Workers in High Burden Countries: A Systematic Review and Meta-Analysis. Wilkinson KA, ed. PLoS ONE. 2016;11(10):e0164034. doi:10.1371/journal.pone.0164034