NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HẬU PHẪU CẦN LƯU Ý TRONG PHẪU THUẬT HỞ VAN 2 LÁ VỚI PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM (EF ≤ 60%)

Hoàng Dũng Nguyễn1,, Quyết Tiến Trần 1
1 Trung Tâm Tim Mạch Bệnh Viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá sự thay đổi huyết động và các thông số hồi sức của phẫu thuật hở van 2 lá với phân suất tống máu giảm (EF ≤ 60%). Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu – mô tả hàng loạt ca 34 bệnh nhân hở van 2 lá mãn tính nguyên phát với phân suất tống máu giảm được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 đến năm 2019 và được theo dõi trong 30 ngày sau phẫu thuật hoặc đến khi bệnh nhân được xuất viện. Kết quả: tổn thương van do hậu thấp chiếm tỉ lệ 35,3%, tỉ lệ thay van 2 lá chiếm 26,5%, thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 94,3 ± 53,3; thời gian kẹp ĐMC trung bình là 128,1 ± 66,1. Trong 34 trường hợp có 2 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ lệ 5,9%, biến chứng chung là 38,2% trong đó tràn dịch màng tim và tràn dịch màng phổi cần đặt dẫn lưu lần lượt là 11,8% và 22,6%, viêm phổi chiếm 8,8 %, thời gian nằm hồi sức trung bình là 93 giờ, thời gian thở máy trung bình là 24 giờ, thời gian dùng thuốc vận mạch trung bình là 72 giờ. Có sự xuất hiện các rối loạn nhịp mới, 9 ca tạo nhịp tạm thời (26,5%), 1 ca đặt máy vĩnh viễn (2,9%), 1 ca rung thất (2,9%). Tỉ lệ suy thận sau mổ tăng 17,7%, tỉ lệ tăng men gan sau mổ tăng 41,2%, nồng độ bilirubin trung bình tăng gần gấp 2 lần so với trước mổ. Kết luận: Phẫu thuật hở van 2 lá mãn tính nguyên phát với phân suất tống máu giảm có sự gia tăng tần suất xuất hiện rối loạn nhịp, gia tăng thời gian hỗ trợ thông khí cơ học và thời gian dùng thuốc trợ tim, ảnh hưởng đáng kể đến chức năng gan thận. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong và biến chứng nằm trong mức cho phép, không khác biệt với những nghiên cứu của các bệnh viện trong nước cũng như so với các nghiên cứu của Tây Âu, Bắc Mỹ và thế giới. Kết quả này là do ngày càng có sự phát triển của các kỹ thuật phẫu thuật cũng như thiết bị hỗ trợ hậu phẫu đã giúp nâng cao trình độ năng lực phẫu thuật và hồi sức sau mổ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Chí Hiếu and Đỗ Doãn Lợi (2013), "Nghiên cứu sự thay đổi huyết động, hình thái chức năng thất trái sau phẫu thuật sa van hai lá tại bệnh viện Tim Hà nội". Tạp Chí Y Học Thực Hành. 4, p. 29-33.
2. Phạm Nguyễn Vinh (2003),"Bệnh Hở Van 2 Lá", in Bệnh Học Tim Mạch, Nhà Xuất Bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, p. 23-37.
3. Andrew, S. and P. Barbora (2009), "Organ damage during cardiopulmonary bypass", in Cardiopulmonary Bypass, Cambridge University Press, New York, p. 140-152.
4. Baumgartner, H., et al. (2017), "2017 ESC/EACTS Guidelines for the management of valvular heart disease". Eur Heart J. 38(36), p. 2739-2791.
5. Frank, H.L., K.K. James, and e. al (2013), "Mitral Valve Disease with or without Tricuspid Valve Disease", in Cardiac Surgery, 4, Editor, Elsevier, Philadelphia, p. 474-531.
6. Gammie, J.S., S.T. Bartlett, and B.P. Griffith (2009), "Small-incision mitral valve repair: safe, durable, and approaching perfection". Ann Surg. 250(3), p. 409-15.
7. Zipes and Libby (2018), "Mitral valve regurgitation", in Braunwald's Heart Disease A Textbook of Cardiovascular Medicine, 11, Editor, Elsevier, p. 3580.