NGHIÊN CỨU TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC MARKER Ở PHỤ NỮ MANG THAI NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: xác định tỷ lệ, khảo sát đặc điểm cận lâm sàng và các marker của nhiễm virus viêm gan B (HBV) ở phụ nữ có thai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 1071 phụ nữ mang thai đến khám và tầm soát viêm gan virus B ở phòng khám khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 08/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả: Trong số 1071 phụ nữ mang thai đến khám và tầm soát viêm gan virus B có 120 phụ nữ mang thai có HBsAg (+), chiếm tỷ lệ 11,2%. Trong nhóm có HBsAg (+) có 37 phụ nữ mang thai có HBeAg(+) chiếm 30,8%. Có 74/120 phụ nữ mang thai bị tăng enzyme gan chiếm tỷ lệ 61,7%. Tỷ lệ HBV DNA (+) là 80,0%, trong đó có 62 phụ nữ mang thai có tải lượng HBV DNA cao > 105 copies/ml, chiếm 51,7%. Kết luận: tỷ lệ phụ nữ mang thai có HbsAg (+) là 11,2%, tăng enzyme gan là 61,7%. Trong nhóm HBsAg (+), tỷ lệ HBeAg (+) là 30,8%, trong đó 51,7% tổng số phụ nữ mang thai có tải lượng virus cao (HBV DNA ≥ 105 copies/mL).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm gan virus B, phụ nữ có thai
Tài liệu tham khảo
2. Robert D Burk, Lu-Yu Hwang, Gloria YF Ho. et al. (1994), "Outcome of perinatal hepatitis B virus exposure is dependent on maternal virus load". Journal of Infectious Diseases, 170(6), pp. 1418-1423.
3. Onder Akkaya, Murat Kiyici, Yusuf Yilmaz. et al. (2007), "Clinical significance of activity of ALT enzyme in patients with hepatitis C virus". World journal of gastroenterology, 13(41), pp. 5481-5485.
4. M. Martinot-Peignoux, N. Boyer, M. Colombat. et al. (2002), "Serum hepatitis B virus DNA levels and liver histology in inactive HBsAg carriers". J Hepatol, 36(4), pp. 543-6.
5. Lê Đình Vĩnh Phúc,Huỳnh Hồng Quang (2016), "Nghiên cứu tỉ lệ và đặc điểm của nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 35 tại trung tâm y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh năm 2015". Tạp chí Y học dự phòng, 8(181), pp. 108-117.
6. Trần Thị Lợi (1995). Lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang con. Khả năng dự phòng. Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, 52-63.
7. Phạm Song (1992), "Bước đầu tìm hiểu sự truyền nhiễm của virút viêm gan B ở phụ nữ có thai và vai trò của HBeAg trong đường lây này". Y học Việt Nam, 5(165), pp. 1-5.
8. Lê Thanh Quỳnh Ngân,Bùi Hữu Hoàng (2013), "Khảo sát đặc điểm nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ mang thai tại Bệnh viện nhân dân Gia Định". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(6), pp. 25-30.
9. Behrouz Navabakhsh, Narges Mehrabi, Arezoo Estakhri. et al. (2011), "Hepatitis B Virus Infection during Pregnancy: Transmission and Prevention". Middle East journal of digestive diseases, 3(2), pp. 92-102.