KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU HẮC MẠC DẠNG POLYP BẰNG LASER

Tấn Đỗ 1, Đỗ Ngọc Hiên Nguyễn 2,
1 Bệnh Viện Mắt Trung ương
2 Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị laser bệnh mạch máu hắc mạc dạng polyp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên toàn bộ các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch máu hắc mạc dạng polyp có vị trí polyp quanh gai thị, ngoài hoàng điểm và ngoài cung mạch, đến khám và điều trị tại khoa Dịch kính – Võng mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 02 năm 2020. Kết quả: Điều trị laser cho 30 bệnh nhân (32 mắt) có polyp quanh gai thị, ngoài hoàng điểm và ngoài cung mạch gồm 16 nam và 14 nữ với độ tuổi trung bình là 59,23±7,53; thấp nhất là 45, cao nhất là 70 tuổi. Thị lực tăng từ 1,03(trước điều trị) còn 0,78 logMAR (thời điểm 6 tháng) với p<0,01. Độ dầy võng mạc trung tâm giảm từ 290; giảm tốt nhất và về mức bình thường là 232,81 µm sau 6 tháng theo dõi (p<0,01). Kết quả chung có 20 mắt điều trị tốt (62,5%), trung bình là 7 mắt (21,9%), kém ở 5 mắt (15,6 %), tỷ lệ thành công sau điều trị laser là 27/32 mắt (84,4%). Kết luận: Laser là một phương pháp điều trị polyp tương đối tốt, cho kết quả cải thiện về cả thị lực và chức năng đối với với các trường hợp polyp ngoài hoàng điểm trong điều kiện Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ciardella A.P., Donsoff I.M., Huang S.J., et al. (2004). Polypoidal choroidal vasculopathy. Surv Ophthalmol, 49(1), 25–37.
2. Ho C.P.S. and Lai T.Y.Y. (2018). Current management strategy of polypoidal choroidal vasculopathy. Indian J Ophthalmol, 66(12), 1727–1735.
3. Gemmy Cheung C.M., Yeo I., Li X., et al. (2013). Argon laser with and without anti-vascular endothelial growth factor therapy for extrafoveal polypoidal choroidal vasculopathy. Am J Ophthalmol, 155(2), 295-304.e1.
4. Koh A., Lee W.K., Chen L.-J., et al. (2012). EVEREST study: efficacy and safety of verteporfin photodynamic therapy in combination with ranibizumab or alone versus ranibizumab monotherapy in patients with symptomatic macular polypoidal choroidal vasculopathy. Retina Phila Pa, 32(8), 1453–1464.
5. Kwok A.K.H., Lai T.Y.Y., Chan C.W.N., et al. (2002). Polypoidal choroidal vasculopathy in Chinese patients. Br J Ophthalmol, 86(8), 892–897.
6. Lee M.-W., Yeo I., Wong D., et al. (2009). Argon laser photocoagulation for the treatment of polypoidal choroidal vasculopathy. Eye Lond Engl, 23(1), 145–148.
7. Anantharaman G., Sheth J., Bhende M., et al. (2018). Polypoidal choroidal vasculopathy: Pearls in diagnosis and management. Indian J Ophthalmol, 66(7), 896–908.
8. Vilaplana D., Castilla M., and Poposki V. (2005). Laser photocoagulation in idiopathic polypoidal choroidal vasculopathy. Over one year follow-up. Arch Soc Espanola Oftalmol, 80(10), 597–602.