NỒNG ĐỘ hs-CRP TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Vĩnh Niên Lâm 1,, Thanh Trầm Nguyễn 1, Lê Hà Anh Nguyễn 1, Trí Thanh Vũ 2
1 Đại học Y Dược TP. HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá hs-CRP theo nguy cơ tim mạch với các đặc tính khác ở bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết để hỗ trợ can thiệp điều trị kịp thời. Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Phân tích nồng độ hs-CRP của 118 bệnh nhân đái tháo đường týp 2, đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2 từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu là nữ giới. Có 33,1% bệnh nhân thuộc ngưỡng thừa cân/ béo phì, và 64,4% bệnh nhân có tăng huyết áp. Nồng độ hs-CRP trung bình là 3,9±1,7 mg/L thuộc ngưỡng nguy cơ tim mạch cao. Nồng độ glucose máu lúc đói trung bình 174,1±82,8 mg/dL và chỉ số HbA1c trung bình là 8,3±2,4 mg/dL cũng phân bố chủ yếu ở ngưỡng nguy cơ tim mạch cao. Chỉ số BMI dưới 25 kg/m2 ở ngưỡng nguy cơ tim mạch cao, khác biệt so với nhóm còn lại (p=0,015). Kết luận: Nồng độ hs-CRP và nguy cơ tim mạch cao có sự liên quan với chỉ số BMI, glucose máu lúc đói và chỉ số HbA1c nhưng chưa tìm thấy sự liên quan với các đặc tính khác như tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh và tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wild S, Roglic G, Green A, Sicree R, King H (2004). Global prevalence of diabetes: estimates for the year 2000 and projections for 2030. Diabetes Care; 27(5):1047–53.
2. Stratton IM, Adler AI, Neil HA, et al. (2000). Association of glycaemia with macrovascular and microvascular complications of type 2 diabetes (UKPDS 35): prospective observational study. BMJ; 321(7258):405–12.
3. Mazidi M, Toth PP, Banach M. (2018). C-reactive protein is associated with prevalence of the metabolic syndrome, hypertension, and diabetes mellitus in US adults. Angiology; 69(5):438–42.
4. Hwang YC, Morrow DA, Cannon CP, et al. (2018). High-sensitivity C-reactive protein, low-density lipoprotein cholesterol and cardiovascular outcomes in patients with type 2 diabetes in the EXAMINE (examination of cardiovascular outcomes with Alogliptin versus standard of Care) trial. Diabetes Obes Metab; 20(3):654–9.
5. Al-Shukaili A, et al. (2013). Analysis of inflammatory mediators in type 2 diabetes patients. International journal of endocrinology, pp. 7.
6. Kanter JE, et al. (2008). "Diabetes-accelerated atherosclerosis and inflammation". Circulation research, 103 (8), p116-117.
7. American Diabetes Association (2020) "Standards of medical care in diabetes ". Diabetes Care 43 (1), p 7-14.
8. Garcia, VP, Rocha HN, Sales AR, Rocha NG, & da Nóbrega AC (2016). Sex Differences in High Sensitivity C-Reactive Protein in Subjects with Risk Factors of Metabolic Syndrome. Arquivos brasileiros de cardiologia, 106(3), 182–187.