NHIỄM KHUẨN LIÊN QUAN CATHETER TĨNH MẠCH ĐÙI Ở BỆNH NHÂN GIAI ĐOẠN CUỐI BỆNH THẬN MẠN

Thị Hòa Võ 1, Thu Hằng Nguyễn 1,, Thị Thùy Linh Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi là biến chứng chính giới hạn thời gian sử dụng catheter, làm tăng tử suất và bệnh suất trên bệnh nhân chạy thận chu kỳ qua catheter tĩnh mạch đùi. Nghiên cứu quan sát được tiến hành tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 1/2021 đến 5/2021 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo. Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, 91,4% nhiễm khuẩn huyết liên quan catheter tĩnh mạch đùi ; 25,7% nhiễm khuẩn chân ống catheter; triệu chứng tại chỗ trong nhiễm khuẩn chân ống catheter gồm sưng tấy 88,9%; đỏ 66,7%; đau 33,3%; rỉ dịch, có mủ 33,3%; triệu chứng toàn thân gồm sốt 100%; rét run, ớn rét 46,9%; khó thở 12,5%; tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là tụ cầu vàng. Có mối liên quan giữa nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi với nồng độ albumin máu với p < 0,05. Nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán bệnh và giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Ngày thận học thế giới 2019: "Sức khỏe thận cho mọi người, ở mọi nơi”, http://t5g.org.vn/suc-khoe-than-cho-moi-nguoi-o-moi-noi.
2. Hà Phan Hải An (2010), “Khảo sát tình hình nhiễm trùng liên quan đến catheter dùng cho chạy thận nhân tạo chu kỳ”, Nghiên cứu Y học, 5, trang 20-24.
3. Phạm Nguyễn Phương Hà (2012), “ Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi chạy thận nhân tạo”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(4), trang 423-429.
4. Nguyễn Văn Tuấn (2015), “Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ suy thận mạn tính ở người dân Nghệ An - Đề xuất một số giải pháp dự phòng và nâng cao chất lượng điều trị suy thận mạn tính”, Tạp chí KH-CN Nghệ An, số 12, trang 32-35.
5. Violeta K. et al (2018). “Risk factors for catheter-related injection in patients on hemodialysis”, Vojnosanit Pregl, 22(3), pp. 159-162.
6. Lisa M.M., Edward C. et al ( 2016). “Hemodialysis tunneled catheter-related infections”, Canadian journal of kidney health and disease, 19(1), pp. 1-9.
7. Tanuja N.S., Girish P.V. (2018). “Hemodialysis catheter related blood stream infection”, International Journal of research in medical sciences, 92(12), pp. 562-566.