KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2020 – 2021

Thị Hương Lê 1,2,, Thị Hà An Trần 2, Nguyễn Hồng Bảo Ngọc Bùi 2, Thị Nga Hoàng 2, Thị Nghĩa Nguyễn 2, Thị Tình Nguyễn2
1 Đại học Thăng Long
2 Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng, căn nguyên chưa rõ ràng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng với nhiều nhóm triệu chứng khác nhau. Bệnh tiến triển mạn tính, bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 153 bệnh nhân tâm thần phân liệt được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD – 10, điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2021 đến tháng 10/2021. Kết quả: Tâm thần phân liệt gặp ở nam và nữ với tỷ lệ tương đương nhau, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 32,71±10,82. Thể bệnh hay gặp nhất là Paranoid (90,1%), thời gian bị bệnh từ 5 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (29,4%), đa phần các bệnh nhân tuân thủ điều trị một phần (56,2%). Các bệnh nhân có rối loạn nhiều mặt trong hoạt động tâm thần, trong đó 66,7% bệnh nhân có ảo giác, 80,4% bệnh nhân có hoang tưởng, 69,9% bệnh nhân lo lắng, căng thẳng. Có tới 68% bệnh nhân chán ăn/ăn kém và 54,9% bệnh nhân ngủ ít hơn 2h/đêm. Kết quả chăm sóc, điều trị thuyên giảm một phần chiếm tỷ lệ cao nhất với 66%. Kết luận: Tâm thần phân liệt gặp ở nam và nữ tương đương nhau, thể bệnh hay gặp nhất là Paranoid với thời gian bị bệnh từ 5 – 10 năm, đa phần các bệnh nhân tuân thủ điều trị một phần. Các bệnh nhân có rối loạn nhiều mặt trong hoạt động tâm thần trong đó hoang tưởng, ảo giác chiếm tỷ lệ rất cao. Kết quả chăm sóc, điều trị thường là thuyên giảm một phần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Minzenberg M.J., Yoon J.H., and Carter C.S. (2008). Schizophrenia. The American Psychiatric Publishing textbook of psychiatry, 5th ed. American Psychiatric Publishing, Inc., Arlington, VA, US, 407–456.
2. Murray C.J.L., Lopez A.D., Harvard School of Public Health (Cambridge M.) et, al. (1996), The global burden of disease, Published by the Harvard School of Public Health on behalf of the World Health Organization and the World Bank,.
3. Suicide in Schizophrenia: An Educational Overview. , accessed: 30/12/2021.
4. Patel K.R., Cherian J., Gohil K. et, al. (2014). Schizophrenia: Overview and Treatment Options. P T, 39(9), 638–645.
5. Lieberman J.A., Stroup T.S., McEvoy J.P. et, al. (2005). Effectiveness of antipsychotic drugs in patients with chronic schizophrenia. N Engl J Med, 353(12), 1209–1223.
6. AlAqeel B. and Margolese H.C. (2012). Remission in schizophrenia: critical and systematic review. Harv Rev Psychiatry, 20(6), 281–297.