HỆ THỐNG ỐNG TỦY CHÂN RĂNG CỦA RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI TRÊN CONEBEAM CT

Kim Khang Huỳnh 1,, Văn Khoa Phạm 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát hệ thống ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới về phân loại ống tủy chân răng theo Vertucci 1984 ở người Việt Nam khảo sát trên phim ConeBeam CT. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 332 răng cối lớn thứ nhất hàm dưới của 166 bệnh nhân chụp phim CBCT theo chỉ định của bác sĩ tại Trung tâm CT nha khoa Nguyễn Trãi, Thành Phố Hồ Chí Minh, trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016. Hình ảnh CBCT thu thập từ trung tâm CT đạt tiêu chuẩn chọn mẫu được quan sát trên máy tính màn hình phẳng 14 inches, độ phân giải 1366 x 768 pixel với phần mềm EzImplant CD viewer. Ghi nhận vị trí răng (răng 36 và răng 46), khảo sát các đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trên hình ảnh CBCT: trong mặt phẳng ngang (Axial), di chuyển các lát cắt trên thiết diện ngang của ống tủy từ sàn tủy đến chóp. Quan sát theo thiết diện ngang ở những mức sau: miệng ống tủy, phần ba giữa chân răng, phần ba chóp chân răng. Quan sát ống tủy của từng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo ba mặt phẳng. Xác định phân loại ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới theo Vertucci (1984). Kết quả: Biến thể ống tủy loại IV là biến thể ống tủy thường gặp nhất ở chân gần của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới với tỉ lệ khoảng 60,8% - 68,3%, kế đến là biến thể ống tủy loại II với tỉ lệ khoảng 24,4% - 30,6%. Ở chân xa của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, ống tủy loại I chiếm ưu thế với tỉ lệ 80,8% - 97,6%. Khi RCL1 hàm dưới có ba chân thì 100% chân xa trong là ống tủy loại I. Kết luận: Biến thể ống tủy loại IV thường gặp nhất ở chân gần các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Biến thể ống tủy loại I thường gặp nhất ở chân xa/ chân xa ngoài của các răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Khi răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ba chân thì 100% chân xa trong có ống tủy loại I.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. De Pablo O.V., Estevez R., Peix Sanchez M., et al. (2010). "Root anatomy and canal configuration of the permanent mandibular first molar: a systematic review". J Endod, 36(12), 1919-1931.
2. Gu Y., Lu Q., Wang H., et al. (2010). "Root canal morphology of permanent three-rooted mandibular first molars--part I: pulp floor and root canal system". J Endod, 36(6), 990-994.
3. Gu Y., Zhou P., Ding Y., et al. (2011). "Root canal morphology of permanent three-rooted mandibular first molars: Part III--An odontometric analysis". J Endod, 37(4), 485-490.
4. Gulabivala K., Opasanon A., Ng Y.L., et al. (2002). "Root and canal morphology of Thai mandibular molars". Int Endod J, 35(1), 56-62.
5. Miloglu O., Arslan H., Barutcigil C., et al. (2013). "Evaluating root and canal configuration of mandibular first molars with cone beam computed tomography in a Turkish population". Journal of Dental Sciences, 8(1), 80-86.
6. Serene T.P. ,Spolsky V.W. (1981). "Frequency of endodontic therapy in a dental school setting". J Endod, 7(8), 385-387.
7. Vertucci F.J. (1984). "Root canal anatomy of the human permanent teeth". Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 58(5), 589-599.
8. Wang Y., Zheng Q.H., Zhou X.D., et al. (2010). "Evaluation of the root and canal morphology of mandibular first permanent molars in a western Chinese population by cone-beam computed tomography". J Endod, 36(11), 1786-1789.