ĐẶC ĐIỂM VÀ CHẤT LƯỢNG CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ SỬ DỤNG KỸ THUẬT MÔ HÌNH HÓA ĐỐI VỚI CÁC CAN THIỆP DỰ PHÒNG VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE TÂM THẦN

Thu Hà Nguyễn 1,, Quỳnh Anh Nguyễn 1, Thanh Hương Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y tế Công cộng-HàNội, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm và đánh giá/thẩm định chất lượng các nghiên cứuđánh giá kinh tế y tế của các can thiệp dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần sử dụng kỹ thuật mô hình hóa. Phương pháp: Sử dụng tổng quan hệ thống dựa trên hướng dẫn của tổ chức Cochrane để xác định toàn bộ các nghiên cứu phù hợp được công bố cho đến cuối 2020 để đưa vào đánh giá chất lượng. Chất lượng nghiên cứu được đánh giá bằng Bảng kiểm Philips. Hai nghiên cứu viên tiến hành sàng lọc, lựa chọn và đánh giá chất lượng nghiên cứu. Kết quả:Tổng số bản ghi tìm kiếm được là 5.838. Sau khi sàng lọc, 44 nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn để đưa vào đánh giá chất lượng. Phần lớn các nghiên cứu được công bố sau năm 2010 (n=39). nhiều nhất là các phân tích chi phí – thỏa dụng với đầu ra đo lường phổ biến là số năm sống hiệu chỉnh theo chất lượng cuộc sống (QALY) và góc độ đánh giá toàn xã hội. Chất lượng nghiên cứu có sự biến thiên rất lớn, với nhiều đặc điểm kỹ thuật khác biệt như thời gian tính toán, chu kì tính toán, các giả định của mô hình. Thực hành chuẩn hóa cấu trúc mô hình và các giả định còn nghèo nàn. Kết luận: Chất lượng và phương pháp mô hình hóa có sự biến thiên rất lớn giữa các nghiên cứu tạo ra khó khăn cho việc tổng hợp và phiên giải kết quả. Chất lượng của các nghiên cứu cần tiếp tục cải thiện trong tương lai, đặc biệt liên quan đến chuẩn hóa cấu trúc, giả định của mô hình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McDaid, D., A.-L. Park, and K. Wahlbeck, The economic case for the prevention of mental illness. Annual review of public health, 2019. 40: p. 373-389.
2. McDaid, D., E. Hewlett, and A.-L. Park, Understanding effective approaches to promoting mental health and preventing mental illness. 2017.
3. Thomas, S., et al., Promoting mental health and preventing mental illness in general practice. London journal of primary care, 2016. 8(1): p. 3-9.
4. Schmidt, M., et al., Universal mental health interventions for children and adolescents: a systematic review of health economic evaluations. Applied health economics and health policy, 2019: p. 1-21.
5. Higgins, J.P.T., et al., Cochrane handbook for systematic reviews of interventions. 2019: John Wiley & Sons.
6. Thielen, F.W., et al., How to prepare a systematic review of economic evaluations for clinical practice guidelines: database selection and search strategy development (part 2/3). Expert review of pharmacoeconomics & outcomes research, 2016. 16(6): p. 705-721.
7. van Mastrigt, G.A.P.G., et al., How to prepare a systematic review of economic evaluations for informing evidence-based healthcare decisions: a five-step approach (part 1/3). Expert Review of Pharmacoeconomics & Outcomes Research, 2016. 16(6): p. 689-704.
8. Wijnen, B.F.M., et al., How to prepare a systematic review of economic evaluations for informing evidence-based healthcare decisions: data extraction, risk of bias, and transferability (part 3/3). Expert review of pharmacoeconomics & outcomes research, 2016. 16(6): p. 723-732.
9. Huang, Y.L., et al., A systematic review on cost effectiveness of HIV prevention interventions in the United States. Appl Health Econ Health Policy, 2015. 13(2): p. 149-56.