ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA UNG THƯ LƯỠI PHẦN DI ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN

Văn Quảng Lê1,2,, Thị Hồng Phượng Lê 1, Quốc Duy Ngô 1, Văn Giang Bùi 1,2
1 Bệnh viện K Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm hình ảnh của ung thư lưỡi trên phim cộng hưởng từ và giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn bệnh. Đối tượng nghiên cứu: Mô tả tiến cứu gồm 52 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư lưỡi và được chụp CHT, được điều trị tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019. Kết quả: Trên T1, phần lớn u có đặc điểm giảm tín hiệu trước tiêm (67,4%); sau tiêm tỷ lệ tăng tín hiệu là 96,2%. Có tới 96,2% khối u tăng tín hiệu trên STIR. Phần lớn khối u là không đồng nhất chiếm tỷ lệ 65,4%. So sánh giai đoạn T trên CHT và MBH bằng chỉ số Kappa thu được giá trị K = 0,645. Ngoài ra, CHT có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán di căn hạch bạch huyết (96%), giá trị dự báo âm tính là 92,3%. Kết luận: Hình ảnh ung thư lưỡi trên phim cộng hưởng từ thường không đồng nhất, giảm tín hiệu trên T1 bắt thuốc sau tiêm, tăng tín hiệu trên STIR. Cộng hưởng từ là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư lưỡi di động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, et al (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 68(6): 394-424
2. Kirsch C. (2007). Oral Cavity Cancer. Topics in magnetic resonance imaging : TMRI, 18, 269–80.
3. Nguyễn Văn Hương và Đoàn Văn Dũng (2015). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh trên MRI 3.0 Tesla trong bệnh lý u vùng khoang miệng và hầu họng trên xương móng tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Điện Quang Việt Nam, 21(8), p. 44-51.
4. Nguyễn Trung Kiên (2015). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư lưỡi. Luận văn thạc sỹ y học.
5. Zeng H., Liang C., Zhou Z. et al. (2003). [Study of preoperative MRI staging of tongue carcinoma in relation to pathological findings]. Di Yi Jun Yi Da Xue Xue Bao, 23(8), 841–843.
6. Li C., Men Y., Yang W. et al. (2014). Computed tomography for the diagnosis of mandibular invasion caused by head and neck cancer: a systematic review comparing contrast-enhanced and plain computed tomography. J Oral Maxillofac Surg, 72(8), 1601–1615.
7. Nae A., O’Leary G., Feeley L. et al. (2019). Utility of CT and MRI in assessment of mandibular involvement in oral cavity cancer. World J Otorhinolaryngol Head Neck Surg, 5(2), 71–75.
8. Okura M., Iida S., Aikawa T. et al. (2008). Tumor thickness and paralingual distance of coronal MR imaging predicts cervical node metastases in oral tongue carcinoma. AJNR Am J Neuroradiol, 29(1), 45–50.
9. Hoang J. K, J. Vanka, B. J. Ludwig, and et al (2013). Evaluation of cervical lymph nodes in head and neck cancer with CT and MRI: tips, traps, and a systematic approach. AJR Am J Roentgenol, 200(1), p. W17-25.