NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ CỦA ĐIỆN THẾ KÍCH THÍCH CẢM GIÁC THÂN THỂ TRÊN BỆNH NHÂN XƠ CỨNG RẢI RÁC

Thị Vân Nguyễn 1, Văn Tuấn Nguyễn1,
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xơ cứng rải rác (XCRR), là một bệnh viêm của hệ thần kinh trung ương trong đó có sự hình thành rất đặc trưng của các mảng mất myelin tại não bộ và tuỷ sống. Việc tiến hành chẩn đoán XCRR dưới sự hỗ trợ của điện thế kích thích (SSEP) rất cần thiết, không chỉ giúp chẩn đoán mà còn giúp cho việc điều trị dựa vào sinh lý bệnh học. Mục tiêu: 1. Đánh giá một số thông số của điện thế kích thích cảm giác thân thể trên bệnh nhân xơ cứng rải rác. 2. Xác định mối liên quan của các sóng SSEP với một số triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân xơ cứng rải rác. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân tại khoa thần kinh bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2021. Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân XCRR là 32,73 ± 2,27, thường gặp từ 20 đến 50 tuổi. Giới tính: gặp nhiều ở nữ giới (76,7%), tỷ lệ nữ / nam là 3,3:1. Bệnh nhân có sóng N9 bình thường là chủ yếu (93,3%), trong khi đó sóng N13 bất thường chiếm 80% và N20 bất thường chiếm 86,7%. Trong số bệnh nhân có sóng N13 bất thường, số bệnh nhân tăng thời gian tiềm tàng là 37,5%, hay gặp bệnh nhân không có sóng N13  là 62,5%. Với sóng N20 thì có 8 bệnh nhân tăng thời gian tiềm tàng, 18 bệnh nhân mất sóng N20 (69,2%). Bệnh nhân có các triệu chứng như tê bì chân tay, rối loạn cơ tròn trên lâm sàng thì sóng N13 và N20 bất thường chiếm tỷ lệ cao (73,3 - 85,7%), trong khi đó sóng N9 bình thường là chủ yếu. Kết luận: Những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như tê bì chân tay, rối loạn cơ tròn có sóng bất thường cao hơn sóng bình thường

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương (2018), Xơ não tủy rải rác, Bệnh học thần kinh . Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội; 346-351.
2. Nguyễn Hữu Công (2019), Điện thế gợi cảm giác thân thể. Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh cơ, NXB Y học; 84-95.
3. Compston A. (2019), Distribution of multiple sclerosis. In: Alastair Compston et al eds McAlpine’s Multiple Sclerosis, 3rd edition, Churchill Livingstone, London; 63 – 100.
4. Compston A. (2020), Treatment and management of multiple sclerosis. In: Alastair Compston et al eds McAlpine’s Multiple Sclerosis, 3rd edition, Churchill Livingstone, London; 437 – 498.
5. Kira J. Ishizu T., Osoegawa M. and The Reseach Committee of neuroimmnological diseases (2020), Multiple slerosis in Japan: Nationwide surveys over 30 years, Neurology Asia; 13: 131 – 143.
6. Mc Donald W. I., Compston A., Edan G., Goodkin D., Hartung H. P., Lublin F. D., et al. (2016), “Recommended diagnostic criteria for multiple sclerosis: guidelines from the International Panel on the diagnosis of multiple sclerosis”, Ann Neurol; 50: 121-127.
7. Michael J. Aminnoff & Andrew Eisen (2020), Somatosensory Evoked Potentials (SSEP). In: Electrodignosis in Clinical Neurology, 3th Edition. Churchill Livingstone; 571 – 603.
8. Oger J. (2019), “World Federation of Neurology. Seminars in clinical neurology. Multiple sclerosis for the practicing neurologist”, Demos medical publishing, New York; 112.