PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ GIÁM SÁT NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG MÁU TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh án của 142 bệnh nhân có sử dụng theo dõi nồng độ thuốc trong máu (TDM, therapeutic drug monitoring) của vancomycin nhằm mục đích khảo sát các đặc điểm chính của bệnh nhân, đặc điểm vi sinh và đặc điểm TDM vancomycin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Bệnh nhân có trung vị tuổi là 51 tuổi với chức năng thận nền khác biệt đáng kể, được phản ánh qua giá trị thanh thải creatinin, với trung vị là 83,8 mL/phút. Trong số các căn nguyên vi sinh được phân lập, MRSA chiếm đa số với tỷ lệ 77,2%. Liều nạp được sử dụng ở 40,2% bệnh nhân được chỉ định truyền ngắt quãng (trung vị 28,9 mg/kg) và 80% bệnh nhân được chỉ định truyền liên tục (trung vị 27,3 mg/kg). Với đối tượng được truyền ngắt quãng, tổng liều duy trì vancomycin thường dùng là 2g/24h hoặc chế độ liều cao (3g/24 giờ). Kết quả TDM nồng độ đáy vancomycin biến thiên rõ rệt giữa các bệnh nhân. Phần trăm tích lũy đạt nồng độ đáy mục tiêu ở lần TDM thứ hai có cải thiện so với lần đầu (49,6% so với 40,9% đối với truyền ngắt quãng và 53,3% so với 40% đối với truyền liên tục). Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của TDM vancomycin nhằm cá thể hóa điều trị để tối ưu hiệu quả và hạn chế độc tính của thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vancomycin, theo dõi nồng độ vancomycin trong máu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
Tài liệu tham khảo
2. Lê Vân Anh, Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Trường Đại học Dược Hà Nội, Luận án tiến sĩ Dược học. 2015.
3. Nguyễn Gia Bình, Đào Xuân Cơ, Trần Duy Anh, Phân tích khả năng đạt nồng độ thuốc đích trên bệnh nhân Hồi sức tích cực sử dụng phác đồ vancomycin truyền tĩnh mạch liên tục, hiệu chỉnh liều dựa trên giám sát nồng độ thuốc. Tạp chí Y học Việt Nam, 2017. 461(s2-t12): p. 34-38.
4. Lưu Thị Thu Trang, Phân tích đặc điểm sử dụng vancomycin trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai. 2020.
5. Trần Ngọc Phương Minh, Đặng Nguyễn Đoan Trang, Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hướng dẫn theo dõi nồng độ vancomycin trong trị liệu tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, 2019. 10(3): p. 30-37.
6. Wong, S.S., et al., Bacteremia due to Staphylococcus aureus with reduced susceptibility to vancomycin. Diagn Microbiol Infect Dis, 2000. 36(4): p. 261-8.
7. Rybak, M.J., et al., Vancomycin Therapeutic Guidelines: A Summary of Consensus Recommendations from the Infectious Diseases Society of America, the American Society of Health-System Pharmacists, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Clinical Infectious Diseases, 2009. 49(3): p. 325-327.
8. Mahi-Birjand, M., et al., Evaluation of vancomycin use in university-affiliated hospitals in Southern Khorasan Province (East Iran) based on HICPAC guidelines. Drug Healthc Patient Saf, 2019. 11: p. 29-35.
9. Giuliano, C., K.K. Haase, and R. Hall, Use of vancomycin pharmacokinetic-pharmacodynamic properties in the treatment of MRSA infections. Expert Rev Anti Infect Ther, 2010. 8(1): p. 95-106.