NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI VÀ TƯƠNG QUAN NỒNG ĐỘ CÁC DẤU ẤN PIVKA II, AFP-L3 VÀ AFP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ GAN CÓ HBsAg(+)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu sự thay đổi và tương quan nồng độ các dấu ấn PIVKA-II, AFP-L3 và AFP trên bệnh nhân ung thư gan có HBsAg(+). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 86 bệnh nhân ung thư gan, có HbsAg (+) và được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong thời gian từ 1/2018 đến tháng 7/2020. Kết quả: - Trong số 86 bệnh nhân HCC có HBsAg(+) chỉ có 50% bệnh nhân có AFP >200 ng/ml. Tỷ lệ bệnh nhân có giá trị AFP-L3 và PIVKA-II tăng cao trên giới hạn bình thường chiếm chủ yếu (60,7% và 87,8%). Số bệnh nhân có nồng độ PIVKA-II trong khoảng 40-10000 mAU/ml chiếm tỷ lệ cao nhất 59,3%. Trường hợp nồng độ PIVKA-II > 100000 mAU/ml chiếm 3,5%. - Giá trị AFP-L3 và PIVKA-II tăng cao trên giới hạn bình thường trong nhóm bệnh nhân ung thư có khối u < 2cm chiếm tỷ lệ lần lượt là 78,9% 63,2%; trong nhóm có kích thước u từ 2 đến 5 cm là 66,7% và 93,8% và trong nhóm có kích thước u > 5cm là 84,2% và 94,7%. Trong nhóm bệnh nhân HCC có huyết khối, AFP-L3 và PIVKA-II chủ yếu ở trên ngưỡng bình thường lần lượt là 81,1% và 97%. - Trong nhóm bệnh nhân HCC tỷ lệ AFP-L3 và nồng độ AFP có mối tương quan mức độ trung bình với r=0,38, p<0,05, tương quan Spearman. Không có sự tương quan giữa nồng độ PIVKA-II với tỷ lệ AFP-L3 và với nồng độ AFP ở bệnh nhân ung thư gan, tương quan Spearman. Kết luận: Việc kết hợp xét nghiệm cả 3 dấu ấn AFP-L3, PIVKA-II và AFP giúp chẩn đoán và theo dõi tiến triển khối u trên bệnh nhân ung thư tế bào gan có HBsAg(+).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
AFP-L3, PIVKA-II, AFP, HCC, ung thư gan, HBV, HbsAg
Tài liệu tham khảo
2. Nguyen HM, Sy BT, Trung NT, et al. Prevalence and genotype distribution of hepatitis delta virus among chronic hepatitis B carriers in Central Vietnam. PLoS One. 2017. 12(4):e0175304. doi:10.1371/journal.pone.0175304.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng Y học hạt nhân. 2014.
4. Rui S, Yan J, Zhang H, Wang Z, Zhou W. Intermediate-stage hepatocellular carcinoma patients with a high HBV-DNA load may benefit from postoperative anti-hepatitis B virus therapy. Medicine. 2017. 96(30):e7608-e7608. doi:10.1097/MD.0000000000007608.
5. Zhang D, Liu Z, Yin X, et al. Prognostic value of PIVKA-II in hepatocellular carcinoma patients receiving curative ablation: A systematic review and meta-analysis. Int J Biol Markers. Aug 2018. 33(3):266-274. doi:10.1177/1724600818760234.
6. Caviglia GP, Abate ML, Petrini E, Gaia S, Rizzetto M, Smedile A. Highly sensitive alpha-fetoprotein, Lens culinaris agglutinin-reactive fraction of alpha-fetoprotein and des-gamma-carboxyprothrombin for hepatocellular carcinoma detection. Hepatol Res. Mar 2016. 46(3):E130-135. doi:10.1111/hepr.12544.
7. Liêu Đậu Quang, Ánh Trần Ngọc. Đánh giá kết quả của AFP-L3 và PIVKA-II trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2017. 2(7).
8. Choi JY, Jung SW, Kim HY, et al. Diagnostic value of AFP-L3 and PIVKA-II in hepatocellular carcinoma according to total-AFP. World J Gastroenterol. Jan 21 2013. 19(3):339-346. doi:10.3748/wjg.v19.i3.339