BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG HOÀNG KỲ TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá tình trạng sử dụng Hoàng kỳ trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang tất cả hồ sơ bệnh án nội trú có sử dụng vị thuốc Hoàng Kỳ từ tháng 1 năm 2021 tới tháng 2 năm 2021 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 60±12,101 (20-89 tuổi), nam giới chiếm 58,1%, tỷ lệ nam/nữ: 1,38/1. Đa số ở độ tuổi trung niên (55-64 tuổi) chiếm 37,6%. Bệnh cảnh chủ yếu do Di chứng đột quỵ (65,7%), Thoái hóa khớp (17,2%). Các bệnh kèm theo chính là Tăng huyết áp (75,3%), Đái tháo đường type II (21,5%), RLLP máu (18,3%). Bệnh cảnh theo YHCT chủ yếu là Bán thân bất toại (64,5%), Chứng tý (18,3%). Phương dược điều trị chính là Đối chứng lập phương (46,2%) và Bổ dưỡng hoàn ngũ thang (39,9%). Liều Hoàng kỳ dùng nhiều nhất là 30g với tỉ lệ 51,6%. Kết luận: Kết quả bước đầu khảo sát cho thấy Hoàng kỳ xuất hiện chủ yếu trong các bài thuốc đối chứng lập phương, bài thuốc cổ phương Bổ dương hoàn ngũ thang dùng trong điều trị các bệnh như Bán thân bất toại, Chứng tý, Chứng nuy…., với tác dụng chính là Bổ khí, ích khí cố vệ với liều lượng trung bình từ 10-30g.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hoàng kỳ, Y học cổ truyền
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Cục khoa học công nghệ và đào tạo (2018), Dược Học Cổ Truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 227 228.
3. Bộ Y tế (2009), Dược Học Cổ Truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 198.
4. Bộ Y tế, Vụ Khoa học và Đào tạo (2009), Phương tễ học, Nhà xuất bản Y học, tr. 46, 78, 108, 140, 150, 151, 154, 158, 159.
5. Võ Văn Chi (2018), Tự điển cây thuốc Việt Nam - Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 1109-1010.
6. Quan Thế Dân (2014), “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận trong thực nghiệm và trên lâm sàng”, Nghiên cứu sinh, Trường Đại Học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Hà (2010), “Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp của bài thuốc bổ dương hoàn ngũ thang”, Viện Y học cổ truyền Quân Đội
8. Đỗ Tất Lợi (2018), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 887-889.