ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI MỘT SỐ KHOA CỦA BỆNH VIỆN 198 BỘ CÔNG AN NĂM 2014

Thị Hằng Giang 1, Thị Bình Huỳnh 1, Thị Nhuyên Phạm 1,, Duy Bảo Nguyễn 2
1 Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương
2 Trường Đại học Thành Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan tới tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa Hồi sức, Cấp cứu và khối Ngoại bệnh viện 19-8 Bộ Công An – năm 2014. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; 85 điều dưỡng thực hiện 425 mũi tiêm cho bệnh nhân, thuộc các khoa Hồi sức, Cấp cứu và khối Ngoại bệnh viện 19-8 Bộ Công An –năm 2018. Quan sát xác định các mũi tiêm an toàn/ không an toàn dựa vào 17 Tiêu chuẩn Tiêm an toàn của Bộ Y tế. Kết qủa và kết luận: Tỷ lệ thực hiện mũi tiêm an toàn của điều dưỡng (mỗi mũi tiêm đều thực hiện đúng 17 tiêu chuẩn Tiêm an toàn) là 39,76%; 60,24% mũi tiêm được xác định không an toàn do không thực hiện/ hoặc thực hiện chưa đúng ít nhất 01 tiêu chuẩn Tiêm an toàn đã được Bộ Y tế quy định. Một số yếu tố liên quan là: Điều dưỡng ở nhóm tuổi 41-50 có tỷ lệ thực hiện Tiêm an toàn cao nhất - 75%; nhóm tuổi > 50 có tỷ lệ Tiêm an toàn thấp nhất: chiếm 20%. Điều dưỡng thuộc khoa Hồi sức có tỷ lệthực hiện mũi Tiêm an toàn cao nhất: 57,5%, khoa Ngoại Tổng hợp có tỷ lệ tiêm an toàn thấp nhất: 21,82%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Thành (2010), “ Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại 13 bệnh viện lựa chọn năm 2013”, Hội Điều dưỡng Việt Nam.
2. Phạm Đức Mục ( 2005), “ Đánh giá kiến thức về Tiêm an toàn và tần xuất rủi ro do vật sắc nhọn đối với Điều dưỡng – Hộ sinh tại 8 Tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm 2005”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, tr.224-232
3. Bộ y tế vụ khoa học và đào tạo, “ Điều dưỡng cơ bản”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội (2002), trang 160 – 190.
4. Bộ y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
5. Phan Thị Dung (2009), Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện Việt Đức năm 2009, Hà Nội.
6. Tài liệu Hội nghị khoa học Điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ V, trang 23,33.
7. WHO, (2002), Department of Protection of the Human Environment và Department of Vaccines and Biologicals (2002), “First, do no harm”- introducing auto-disable syringes and ensuring injection safety in immunization systems of developing countries, Geneva, Switzerland.