KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT U NANG THƯỢNG BÌ VÙNG GÓC CẦU TIỂU NÃO

Trọng Phước Đỗ 1,, Viết Thắng Lê 1, Đỗ Văn Trung Hiếu Dư 2, Minh Anh Nguyễn 1, Kim Chung Nguyễn2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật của u nang thượng bì (UNTB) vùng góc cầu tiểu não (GCTN). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 34 trường hợp UNTB vùng GCTN được chẩn đoán và điều trị vi phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần Kinh – bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2018 - 02/2021. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 41,1 ± 8,7, nam/nữ xấp xỉ 0,4/1. Triệu chứng nhập viện thường gặp nhất là đau đầu (29,4%), dây V (26,5%) và ù tai (20,6%). Lấy toàn bộ u đạt 41,2%. Sau 6 tháng sau mổ, triệu chứng cải thiện nhiều nhất là yếu nửa người (100%), co giật mặt (75%) và rối loạn dây V (72,2%). Khiếm khuyết thần kinh mới tại thời điểm 6 tháng là 14,7%, trong đó hội chứng tiểu não (HCTN) chiếm 5,9%, liệt dây VI, dây VII và dây VIII mỗi trường hợp tương đương 2,9%. Biến chứng sau mổ đều dưới 10%, dập – xuất huyết tiểu não chiếm tỷ lệ cao nhất là 8,8%. Kết luận: UNTB vùng GCTN với biểu hiện lâm sàng đa dạng. Vi phẫu thuật lấy toàn bộ u là điều trị lý tưởng nhất giúp tăng tỷ lệ cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, u dính chặt các cấu trúc quan trọng xung quanh có thể chủ động chừa lại phần dính này nhằm bảo tồn chức năng sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Lê Phương (2013), "U nang thượng bì", Phẫu thuật thần kinh, pp. 115-130.
2. Czernicki T, Kunert P, Nowak A, Wojciechowski J, et al (2016), "Epidermoid cysts of the cerebellopontine angle: Clinical features and treatment outcomes", Neurol Neurochir Pol, 50 (2), pp. 75-82.
3. Farhoud A, Khedr W, Aboul-Enein H (2018), "Surgical Resection of Cerebellopontine Epidermoid Cysts: Limitations and Outcome", Journal of neurological surgery Part B, Skull base, 79 (2), pp. 167-172.
4. Kato K, Ujiie H, Higa T, Hayashi M, et al (2010), "Clinical presentation of intracranial epidermoids: a surgical series of 20 initial and four recurred cases", Asian journal of neurosurgery, 5 (1), pp. 32-40.
5. Kobata H, Kondo A, Iwasaki K (2002), "Cerebellopontine angle epidermoids presenting with cranial nerve hyperactive dysfunction: pathogenesis and long-term surgical results in 30 patients", Neurosurgery, 50 (2), pp. 276-285; discussion 285-276.
6. Liu P, Saida Y, Yoshioka H, Itai Y (2003), "MR imaging of epidermoids at the cerebellopontine angle", Magn Reson Med Sci, 2 (3), pp. 109-115.
7. Revuelta-Gutiérrez R, Díaz-Romero Paz R F, Vales-Hidalgo L O, Hinojosa-González R, et al (2009), "Cerebellopontine angle epidermoid cysts. Experience of 43 cases with long-term follow-up", Cir Cir, 77 (4), pp. 257-265; 241-258.
8. Singh R, Prasad R S, Singh A (2020), "Evaluation of Cerebellopontine Angle Epidermoid Presenting with Cranial Nerve Deficit: A Surgical Perspective", Asian J Neurosurg, 15 (3), pp. 573-578.
9. Yoneoka Y, Seki Y, Akiyama K, Sakurai Y, et al (2021), Prolonged Postoperative Pyrexia and Transient Nonnephrogenic Vasopressin-Analogue-Resistant Polyuria following Endoscopic Transsphenoidal Resection of an Infundibular Epidermoid Cyst, Hindawi, pp. 6690372.