NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM SAU SINH

Việt Hùng Đinh1,, Ngọc Thảo Phạm 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm các yếu tố liên quan ở bệnh nhân trầm cảm sau sinh. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về đặc điểm các yếu tố liên quan ở 31 bệnh nhân trầm cảm sau sinh được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Phụ nữ nhóm tuổi dưới 25, không nhận được hỗ trợ của gia đình trong quá trình mang thai và sau sinh thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với phụ nữ có sự hỗ trợ của gia đình và nhóm tuổi trên 25. Gia đình có người chồng thích con trai thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn so chồng không quan tâm giới tính. Những thai phụ có tiền sử thai chết lưu (9,68%), sinh non dưới 37 tuần (22,58%) và họ bị bạo lực về thể xác/tinh thần (35,48%) thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn ở điều kiện bình thường. Kết luận: Các yếu tố nhóm tuổi, sự hỗ trợ của gia đình, giới tính của đứa con, tiền sử thai sản, hình thức sinh đẻ và bạo lực có liên quan chặt chẽ tới trầm cảm sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weiss B., Ngo V.K., Dang H.M. et al. (2012), “A model for sustainable development of child mental health infrastructure in the lmic world: Vietnam as a case example”, Int Perspect Psychol Res Pract Consult; 1(1): 63-77.
2. Carlson D.L. (2011), “Explaining the curvilinear relationship between age at first birth and depression among women”, Soc Sci Med; 72(4): 494-503.
3. Nguyễn Bích Thủy (2013), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tại hai phường của quận Hà Đông-Hà Nội năm 2013”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng.
4. Xie R., He G., Liu A., et al. (2007), “Fetal gender and postpartum depression in a cohort of Chinese women”, Soc Sci Med; 65(4): 680-684.
5. Bùi Quang Huy, Phùng Thanh Hải, Đinh Việt Hùng (2016), Rối loạn trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Upadhyay R.P., Chowdhury R., Aslyeh S. et al. (2017), “Postpartum depression in India: a systematic review and meta-analysis”, Bull World Health Organ; 95(10): 706-717.
7. Adewuya A.O., Ola B.A., Aloba O.O., et al. (2007), “Prevalence and correlates of depression in late pregnancy among Nigerian women”, Depress Anxiety; 24(1): 15-21.
8. Šebela A, Hanka J. and Mohr P. (2018), “Etiology, risk factors, and methods of postpartum depression prevention”, Ceska Gynekol; 83(6): 468-473.