NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC MỐC GIẢI PHẪU VÙNG XƯƠNG BẢN VUÔNG QUA NỘI SOI XÁC TƯƠI NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vùng xương bản vuông một khu vực nhỏ, trung tâm của nền sọ với khả năng tiếp cận phẫu thuật hạn chế và tỉ lệ mắc bệnh cao liên quan đến bệnh lý của các cấu trúc xung quanh. Hiện nay, các nghiên cứu về giải phẫu qua nội soi ứng dụng còn ít. Đặc biêt, mỗi chủng tộc lại có hình thái, cấu trúc thay đổi khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm các mốc giải phẫu của các khu vực này trên nội soi là cần thiết. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm các mốc giải phẫu vùng xương bản vuông qua nội soi phẫu tích xác tươi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Từ tháng 9/2020 đến tháng 6/2021, chúng tôi phẫu tích 10 xác tươi tại bộ môn Giải Phẫu – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và ghi lại đặc điểm các mốc giải phẫu vùng xương bản vuông. Kết quả: Khoảng cách trung bình từ gai mũi trước tới thành sau xoang bướm, lồi động mạch cảnh, lồi thần kinh thị, ngách cảnh thị lần lượt là 79,05± 7,72 mm, 76,18 ± 4,58 mm, 75,2 ± 5,79mm, 79,4 ± 6,04 mm. Chiều dài động mạch cảnh trong là 13,85 ± 2.03 mm. Đường kính động mạch cảnh trong là 5,68± 0,85mm. Khoảng cách giữa 2 động mạch cảnh trong là 20,03± 1,98mm. Kết luận: Đặc điểm các mốc giải phẫu vùng xương bản vuông cung cấp các khoảng cách an toàn trong phẫu thuật. Nắm rõ các đặc điểm này giúp chỉ dẫn và giảm thiểu các biến chứng khi thực hiện phẫu thuật tại các vùng này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xương bản vuông, động mạch cảnh trong, lồi động mạch cảnh, lồi thần kinh thị, ngách cảnh thị
Tài liệu tham khảo
2. JR Jinkins (2000), "Atlas of neuroradiologic embryology, anatomy, and variants", Lippincott Willams & Wilkins, Philadelphia, pp. 63–65, 100.
3. R. Rai, Iwanaga, J., Shokouhi, G., et al. (2018), "A comprehensive review of the clivus: anatomy, embryology, variants, pathology, and surgical approaches", Childs Nerv Syst. 34(8), pp. 1451-1458.
4. P. Alikhani, Sivakanthan, S., van Loveren, H., et al. (2016), "Paraclival or Cavernous Internal Carotid Artery: One Segment but Two Names", J Neurol Surg B Skull Base. 77(4), pp. 304-7.
5. Nguyễn Thị Quỳnh Lan (2004), "Nghiên cứu các điểm mốc giải phẫu xoang sàng ở người Việt Nam, ứng dụng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang", Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y dược TPHCM, pp
6. J. Zou, Liu, S., Zhang, Q., et al. (2007), "[Applied anatomy study on the lateral wall of sphenoid sinus under transnasal endoscope]", Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi. 21(5), pp. 194-6.
7. K. Fujii, Chambers, S. M., and Rhoton, A. L., Jr. (1979), "Neurovascular relationships of the sphenoid sinus. A microsurgical study", J Neurosurg. 50(1), pp. 31-9.
8. H. D. Jho and Ha, H. G. (2004), "Endoscopic endonasal skull base surgery: Part 3--The clivus and posterior fossa", Minim Invasive Neurosurg. 47(1), pp. 16-23.
9. Leon. T. , Morgan, M. K., Chin, D. C., et al. (2013), "A cadaveric study of the endoscopic endonasal transclival approach to the basilar artery", J Clin Neurosci. 20(4), pp. 587-92.
10. Y. Cheng, Zhang, H., Su, L., et al. (2013), "Anatomical study of cavernous segment of the internal carotid artery and its relationship to the structures in sella region", J Craniofac Surg. 24(2), pp. 622-5.