KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐC PHẢN VỆ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2019

Anh Vinh Ngô 1,, Hùng Mạnh Nguyễn2, Thị Hương Bùi 2, Thị Thu Hiền Phạm 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản nhi Nghệ an

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị sốc phản vệ tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản nhi Nghệ an. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 28 bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản nhi Nghệ an từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2019. Kết quả: kháng sinh là nguyên nhân chính gây sốc phản vệ (82,1%), tiếp theo là vaccine (14,3%). Phản vệ độ III chiếm đa số (64,3%) và 10,7% trường hợp có tiền sử dị ứng. Về điều trị: có 25 bệnh nhân ổn định - ra viện chiếm 89,3%, 3 bệnh nhân tử vong chiếm 10,7%. Tất cả bệnh nhân đều được xử trí ban đầu bằng adrenalin tiêm bắp và đều được hỗ trợ hô hấp. Tất cả bệnh nhân tử vong đều là phản vệ độ III và đều do dị nguyên kháng sinh dùng đường tĩnh mạch. Kết luận: Cần phát hiện sớm tình trạng sốc phản vệ và xử trí kịp thời. Sử dụng adrenalin tiêm bắp ngay khi phản vệ từ độ II trở lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Simons FE, Ardusso LR, Bilo MB et al (2014). International consensus on (ICON) anaphylaxis. The World Allergy Organization journal; 7: 9.
2. Kanika Piromrat et al (2008). Anaphylaxis in an emergency department: a 2- year study in a tertiary – care hospital. Asian Pacific Journal of allergy and immunology; 26(2-3): 121-128
3. Decker WW, Campbell RL, Manivannan V et (2008). The etiology and incideence of anphylaxix in Rochester, Minesota: a report from the Rochester Epidemiology Project. The Journal of allergy and clinicalimmunology, 122: 1161-1165
4. Sheikh A, Hippisley-Cox J, Newton J, Fenty J (2008). Trends in national incideence lifetime prevalence and adrenaline prescribing for anaphylaxis in England. Journal of the Royal Society of Medicine; 101: 139-143
5. Tạ Anh Tuấn, Đậu Việt Hùng, Trần Đăng Xoay và cộng sự (2017). Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sốc phản vệ tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Nhi trung ương. Tạp chí y học thực hành, 8 (1054): 121-124.
6. Sampson HA, Munoz-Furlong A, Campbell RL et al (2006). Second symposium on the definition and management of anaphylaxis: summary report--Second National Institute of Allergy and Infectious Disease/Food Allergy and Anaphylaxis Network symposium. TheJournal of allergy and clinical immunology; 117: 391-397.
7. Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
8. Bạch Văn Cam và cộng sự (2015), Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị sốc phản vệ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 15 (2), 79-82.
9. M. Serbes, D. Can, F. Atlihan, et al (2013) Common features of anaphylaxis in children. Allergologia et Immunopathologia. 41 (4): 255-260.
10. J. Azevedo, Â. Gaspar, I. Mota, et al (2019). Anaphylaxis to beta-lactam antibiotics at pediatric age: Six-year survey. Allergologia et Immunopathologia. 47 (2): 128-132.