ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH BẰNG LEVETIRACETAM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: động kinh là một trong những bệnh lý thường gặp và chiếm khoảng 1% gánh nặng toàn cầu về bệnh tật nói chung. Levetiracetam là một thuốc chống động kinh thế hệ mới có hiệu quả tốt và ưu tiên chọn lựa để khởi trị hay thay thế các thuốc chống động kinh khác. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân động kinh được điều trị bằng Levetiracetam tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2021-2022. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân động kinh bằng Levetiracetam. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 101 bệnh nhân động kinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 3/2021 đến 2/2022. Kết quả: động kinh chưa rõ nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất với 66,3%. Tuổi khởi phát động kinh trên 18 tuổi chiếm 90,1%. Bệnh nhân động kinh lần đầu chiếm 64,4% và trên 10 năm chiếm 4%. Có yếu tố tiền triệu chiếm 79,2%. Triệu chứng trong cơn thường gặp nhất là sùi bọt mép chiếm 67,3%. Triệu chứng sau cơn chiếm tỉ lệ cao nhất là mệt mỏi ngủ thiếp đi với 53.3%. Sau điều trị, có 88,1% trường hợp đáp ứng tốt. 66,3% bệnh nhân không gặp tác dụng không mong muốn, 33,7% có tác dụng không mong muốn. Kết luận: các đặc điểm lâm sàng chiếm tỉ lệ cao là khởi phát sau 18 tuổi, động kinh lần đầu, có tiền triệu, sùi bọt mép trong cơn và mệt mỏi ngủ thiếp đi sau cơn và động kinh không rõ nguyên nhân. Sau khi điều trị bằng Levetiracetam có 88,1% bệnh nhân đáp ứng tốt và 33,7% gặp tác dụng không mong muốn với triệu chứng nhẹ, thoáng qua, tự biến mất sau 4 tuần điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
động kinh, Levetiracetam
Tài liệu tham khảo
2. Dương Huy Hoàng (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng động kinh, tình hình quản lý bệnh nhân động kinh tại tỉnh Thái Bình”. Luận án Tiến sĩ Y học 2009.
3. Bùi Thị Liên và cộng sự (2022), “Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của người bệnh động kinh tại trung tâm Thần Kinh, bệnh viện Bạch Mai năm 2020-2021”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 510, số 1 năm 2022, trang 56-59.
4. Mai Nhật Quang và Lê Văn Tuấn (2021), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng động kinh tại tỉnh An Giang”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 509, số 1 năm 2021, trang 323-327.
5. Andres M (2018), “Practice guideline update summary: Efficacy and tolerability of the new antiepileptic drugs I: Treatment of new-onset epilepsy”, Neurology, 91(2), pp 74-81
6. Balamurugan E, Aggarwal M, Lamba A, Dang N, Tripathi M (2013). “Perceived trigger factors of seizures in persons with epilepsy”, Seizure, 22(9), pp. 743-747.
7. Coppola G, Franzoni E, Verrotti A, et al. Levetiracetam or oxcarbazepine as monotherapy in newly diagnosed benign epilepsy of childhood with centrotemporal spikes (BECTS): an open-label, parallel group trial. Brain Dev. 2007;29(5):281–284
8. Dong Wook Kim et al (2013), “Clinical characteristics of patients with treated epilepsy in Korea: A nationwide epidemiologic study”, Epilepsia, 55(1), pp. 67-75.
9. Matthew D. Krasowski (2011), “Therapeutic Drug Monitoring of Antieppileptic Medications”, Novel Treatment of Epilepsy, pp 133-154
10. National Institute for Health and Care Excellence (2020), “Epilepsies: diagnosis and management”, NICE guidelines, pp11-23