KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 152 bệnh nhân suy thận mạn có LMCK được chăm sóc và điều trị tại khoa Thận lọc máu - Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 từ tháng 01/2021 đến 10/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 65,6 ± 12,3 tuổi, thời gian lọc trung bình dưới 60 tháng chiếm 84,87%. Trước lọc máu triệu chứng phù chiếm tỷ lệ lớn nhất 70,39% sau đó đến nhức đầu (44,74%), chóng mặt (40,79%), buồn nôn, nôn (36,18%); khó thở chiếm 26,32%; sau khi lọc các triệu chứng giảm rõ trừ các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và nôn chỉ số hiệu quả giảm với tỷ lệ 43,55%; 27,27% và 26,47%. Tỷ lệ biến chứng trong lọc máu là 24,34%, trong đó chuột rút chiếm 16,45%; tụt huyết áp là 13,82%, hỏng cầu nối động tĩnh mạch (FAV) chiếm 10,53%, tăng huyết áp chiếm 4,61% và nhiễm khuẩn chiếm 2,63%. Kết quả chăm sóc NB trong LMCK ở mức tốt chiếm 91,45% và mức khá chiếm 8,55%. Kết quả tư vấn mức tốt chiếm 79,61% và mức khá chiếm 20,39%. Kết quả chăm sóc chung (cả chăm sóc và tư vấn): ở mức tốt chiếm 86,18% và mức khá chiếm 13,82%. Kết luận: Trước lọc máu triệu chứng phù chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, khó thở. Sau khi lọc các triệu chứng giảm đi ngoại trừ chóng mặt, nhức đầu, nôn và buồn nôn. Tỷ lệ biến chứng trong buổi lọc chiếm 24,34%; nâng cao hiệ quả chăm sóc và truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng giúp giảm thiểu biến chứng trong lọc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lọc máu chu kỳ, biến chứng, điều dưỡng chăm sóc
Tài liệu tham khảo
2. Đinh Thị Lượt (2019), "Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh nhân lọc máu nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019", Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long.
3. Đỗ Lan Phương (2015), "Biến chứng tụt huyết áp trong buổi lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối tại khoa thận nhân tạo – bệnh biện Bạch Mai", Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai.
4. L. Neri, P. Ponce, N. Matias and at all. (2020), "Clinical target achievement is associated
with better quality of life among dialysis patients: results from a continuous quality improvement program in a Portuguese healthcare network", Qual Life Res, 29(10), tr. 2705-2714.
5. Emad Abd El Gawad Ali, Yousria Mohamed Salem và Maha Adel Salem (2015), "Patients’ satisfaction with nursing care in hemodialysis units", Assiut Scientific Nursing Journal, 3(6), tr. 145-166.