THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trường tiểu học Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng và phương pháp: 437 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 tại trường tiểu học Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ sâu răng chung là 92,2%. Tỷ lệ sâu răng sữa là 79,9%. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 61,6%. Tỷ lệ viêm lợi là 78,5%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thực hành của học sinh với tình trạng sâu răng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sâu răng, viêm lợi, học sinh tiểu học
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Tử Hùng, Tạ Tố Trân (2009). Phát hiện sâu răng sớm: đối chiếu giữa quan sát và thiết bị Laser huỳnh quang. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học răng hàm mặt, 27-33.
3. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011), Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010, Tạp chí Y học thực hành, (793).
4. Lương Xuân Quỳnh, Phạm Văn Liệu, Nguyễn Văn Hợi và cộng sự (2017) Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, đảo Cát Bà – Hải Phòng năm 2017. Đề tài cơ sở trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
5. Vallejos-Sanchez, A. A., Medina-Solis, C. E., Maupome, G., et al (2008), Sociobehavioral factors influencing toothbrushing frequency among schoolchildren, J Am Dent Assoc, 139 (6), 743-9.
6. Emerich, K., Adamowicz-Klepalska, B. (2007), Dental caries among 12-year-old children in northern Poland between 1987 and 2003, Eur J Paediatr Dent, 8 (3),125-30.
7. Ayo-Yusuf, O. A., Ayo-Yusuf, I. J., van Wyk, P. J. (2007), Socio-economic inequities in dental caries experience of 12-year-old SouthAfricans: policy implications for prevention, Sadj, 62 (1), 6,8-11.