ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2018-2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) là bệnh tiến triển trong thầm lặng và là một trong những biến chứng không hiếm gặp sau phẫu thuật Phụ khoa, nếu không được chú trọng hướng tới chẩn đoán sẽ dễ bị bỏ sót và có thể dẫn tới biến cố tử vong do thuyên tắc phổi. Bệnh có các triệu chứng không điển hình, dễ bị nhầm với các bệnh khác nên việc hướng tới chẩn đoán thường được xem xét dựa trên sự phối hợp giữa các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng gợi ý kết hợp khám sàng lọc TTHKTM. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật Phụ khoa tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018-2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 576 bệnh nhân phẫu thuật Phụ khoa tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến hết tháng 12 năm 2019. Kết quả: Tỷ lệ mắc TTHKTM trên bệnh nhân phẫu thuật Phụ khoa chiếm 3,9%; có 43,5% đối tượng nghiên cứu có biểu hiện triệu chứng, trong đó, đau chân [bắp chân/Homan (+)] có tỷ lệ cao nhất (39,1%); thời gian xuất hiện huyết khối gặp nhiều nhất trong vòng 1- 5 ngày đầu sau mổ (60,9%); tĩnh mạch cơ dép là tĩnh mạch xuất hiện nhiều huyết khối nhất (69,6%) và chủ yếu là huyết khối mới (86,9%); tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số D-Dimer và CRP ở mức cao tăng sau mổ (95,7 ở cả 2 chỉ số). Kết luận: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau mổ có các triệu chứng không điển hình, dễ bị nhầm với các bệnh khác; vì vậy, cần kết hợp thăm khám các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng giúp phát hiện sớm và cải thiện an toàn đối với bệnh nhân sau phẫu thuật Phụ khoa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Huyết khối tĩnh mạch, phẫu thuật Phụ khoa
Tài liệu tham khảo
2. Ruidi Yu, et al (2020), Efficiency and safety evaluation of prophylaxes for venous thrombosis after gynecologic surgery, Medicine, 99:25.
3. Lihua Zhang Yunxia Xue, Xiancui Liu, "Analysis off deep venous thrombosis after gynecological surgery: A clinical study of 498 cases", Pak J Med Sci, 2015;31(2), tr. 453-456.
4. Lưu Tuyết Minh (2014), Nghiên cứu huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân phẫu thuật sản phụ khao, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
5 Giancarlo Agnelli, et al (2006), A clinical outcome – based prospective study on venous thromboembolism after cancer surgery, Annual of Surgery, vol 243, number 1
6. Laroche J.P, et al (1995). Le thrombus veineux flottant est-it emboligène J.E.M.U, 16, pp.164-169.
7. Mary Cushman Albert W Tsai, et al (2004), "Deep vein thrombosis and pulmonary embolism in two cohorts: The longitudinal investigation of thromboembolism etiology", AmJ Med, 117, tr. 19 - 25.
8. Wells PS, et al (2003), Evaluation of D-Dimer in the dianogis suspected deep vein thrombosis, N.Eng. J. Med, 349 (13), 1227-35.