ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

Minh Phương Nguyễn 1,, Thị Kim Định Lê 2
1 1Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mãn kinh là thời kỳ của sự rối loạn hoạt động nội tiết trong cơ thể gây ra nhiều biến đổi về thể chất và tâm thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Mục tiêu: (1) Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ năm 2020. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 259 phụ nữ mãn kinh (từ 45-60 tuổi) có hộ khẩu thường trú tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020. Đánh giá chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh bằng bộ công cụ The Women’s Health Questionaire (WHQ). Kết quả: Trung bình điểm chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh 45-60 tuổi là 75,8 ± 9,0 điểm. Phụ nữ mãn kinh có chất lượng cuộc sống tốt chiếm 60,6%. Phân tích đa biến ghi nhận 3 yếu tố thật sự liên quan đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh (45-60 tuổi), trong đó, chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh tốt hơn ở nhóm cư trú sống ở nông thôn, không mắc bệnh mãn tính và không tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe mãn kinh với p<0,05. Kết luận: chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh từ 45-60 tuổi chưa cao, hơn 1/3 phụ nữ mãn kinh có chất lượng cuộc sống chưa tốt. Cần tăng cường truyền thông can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống đối với phụ nữ mãn kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Phụ sản Trường Đai học Y Dược Huế (2007), Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Phạm Minh Đức và cộng sự (2004), Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ Việt Nam mãn kinh và đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng sống của phụ nữ lứa tuổi này, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà Nước, Bộ Khoa học-Công nghệ, Hà Nội, tr.53.
3. Nguyễn Thị Hòa (2018), “Đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng”, Tạp chí nghiên cứu khoa học, tập 2 (1), tr. 62-66
4. Hoàng Thị Liên, Lương Thanh Bảo Yến, Võ Văn Thắng (2014), “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế”, Tạp chí y tế công cộng, số 6, tr.33-37.
5. Trịnh Hoài Ngọc (2013), Hiệu quả của đi bộ và tư vấn về rối loạn quanh mãn kinh tại bệnh viện Từ Dũ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y dược Hồ Chí Minh.
6. Trần Thị Thanh Nhàn (2016), “Nghiên cứu chất lương cuộc sống và yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh thành phố Huế”, Tạp chí y tế công cộng, Tập 6 (42), tr. 42-47.
7. Phạm Thị Vân Như (2016), “Đánh giá chất lượng cuộc sống của phụ nữ sau mãn kinh và các yếu tố liên quan tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 20 (1), tr. 241-246.
8. Hunter MS (2000), "The Women's Health Questionnaire (WHQ): the development, standardization and application of a measure of mid-aged women's emotional and physical health". Quality of Life Res, 9, 733-738.
9. Sudhaa Shama, Neha Mahajan (2015), “Menopausal symptoms and its effect on quality of life in urban versus rural women: A cross-sectional study”, Journal Midlife Health, Vol 6 (1); pp. 16-20.