KHẢO SÁT CUNG VÒM BÀN CHÂN CỦA SINH VIÊN VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NĂM 2020

Thị Diệp Trần 1,, Văn Phát Huỳnh 1
1 Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Cung vòm bàn chân là một trong những thành phần tác động đến dáng đi cũng như sự chịu sức của con người khi di chuyển, sinh hoạt, lao động và vui chơi giải trí. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá rằng người có cung vòm bàn chân khác nhau sẽ có những thay đổi trục của chi dưới và trực tiếp đến dáng đi. Mục tiêu: Xác định và phân loại cung vòm bàn chân của sinh viên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và tỉ lệ cung vòm bàn chân giữa nam và nữ theo các phương pháp đo cung vòm bàn chân. Cung vòm bàn chân có tác động hay không lên sự thay đổi với những yếu tố như: chân thuận, BMI và tuổi? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 179 đối tượng tham gia (95 nam, 84 nữ) đang theo học tại khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ 09/2020 đến 11/2020. Các thông tin về chỉ số nhân trắc học được thu thập bằng cách đo lường trực tiếp. Các phương pháp đo như độ lệch gót (Rearfoot Ankle), góc vòm dọc (The Longtiudinal Arch Angle) và chiều cao cung vòm (Arch Height Index). Kết quả: Tỷ lệ độ lệch gót (RFA) ở chân trái (75,98%) cao hơn so với chân phải, đối với góc vòm dọc (LAA) cung vòm cao chiếm (32,40%) hiện tại cung vòm bàn chân cao tăng dần ngược lại với cung vòm thấp chiếm (1,68%) ít hơn các nghiên cứu trước đó. Mối liên hệ giữa AHI và BMI có sự tương nghịch với nhau nếu như AHI tăng thì BMI sẽ giảm (p<0,05) với khoảng tin cậy 95% (từ -0,475 – (-0,044)). AHI liên quan đến giới tính khi AHI càng cao thì tỉ lệ có cung vòm bàn chân cao ở nữ sẽ cao hơn so với nam giới (p<0,05) với khoảng tin cậy 95% (từ 0,033 – 0,55). Mô hình ANOVA xác định được chiều cao cung vòm (AHI) với các nhóm khác nhau như giới tính, tuổi, BMI, chân thuận. Kết quả cho thấy rằng có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về chiều cao vòm (AHI) với BMI và giới tính. Kết luận: Nghiên cứu về cung vòm bàn chân thực hiện trên sinh viên lứa tuổi từ 18 – 25 tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ cung cấp các giá trị về mặt lâm sàng với những đối tượng có cung vòm bàn chân có nguy cơ ảnh hưởng đến trục cơ học chi dưới và cung vòm cao có nguy cơ ảnh hưởng đến các chấn thương vùng mắt cá chân được nêu ra trong nghiên cứu này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Coughlin MJ, Mann RA, Saltzman CL. Surgery of the foot and ankle: Mosby St. Louis; 1999.
2. Kumar VM, Vimal S. A study of relations between exercise and healthy genetic disorder of girls studying university level.
3. Lvovs D, Favorova O, Favorov A. A polygenic approach to the study of polygenic diseases. Acta Naturae (англоязычная версия). 2012;4(3 (14)).
4. Franco AH. Pes cavus and pes planus: analyses and treatment. Physical therapy. 1987;67(5):688-94.
5. Tong JW, Kong PW. Association between foot type and lower extremity injuries: systematic literature review with meta-analysis. journal of orthopaedic & sports physical therapy. 2013; 43(10): 700-14.
6. Beeson P. Plantar fasciopathy: revisiting the risk factors. Foot and Ankle Surgery. 2014; 20(3):160-5.
7. Young CC, Rutherford DS, Nielsen MW. Treatment of plantar fasciitis. American family physician. 2001;63(3):467.
8. Budiman-Mak E, Conrad KJ, Roach KE. The Foot Function Index: a measure of foot pain and disability. Journal of clinical epidemiology. 1991; 44(6):561-70.