ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TĂNG SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH THỂ THIẾU 21-HYDROXYLASE

Chí Dũng Vũ 1,2, Huy Thịnh Trần 1, Vân Khánh Trần 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu 21-hydroxylase là bệnh gây nên do đột biến gen CYP21A2 làm mất hoặc thiếu hụt enzym 21-hydroxylase, một enzym then chốt tham gia vào quá trình tổng hợp cortisol, dẫn đến hậu quả là không tổng hợp hoặc giảm tổng hợp cortisol, tăng tổng hợp testosterone đưa đến hình ảnh lâm sàng suy thượng thận cấp, nam hóa đơn thuần ở trẻ gái và dậy thì sớm ở trẻ trai. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng và được phân loại thành 3 thể bệnh chính: mất muối, nam hóa đơn thuần, không cổ điển. Việc phân loại thể bệnh và theo dõi đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu: Xác định tỉ lệ các thể bệnh và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh do thiếu hụt enzym 21-hydroxylase. 209 bệnh nhân được phân tích và đánh giá đặc điểm lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả cho thấy, đã phát hiện được 77% bệnh nhân thể mất muối, 21% thể nam hóa đơn thuần chiếm và 2% mắc thể không cổ điển. Bệnh nhân thể mất muối và thể không cổ điển được chẩn đoán sớm hơn (32 ngày và 18,5 ngày) so với bệnh nhân thể nam hóa đơn thuần (1590 ngày) (p<0.001). Thể bệnh mất muối có tỉ lệ nam/nữ gần tương đương nhau (nam 46,6% và nữ 54,4%). Thể nam hóa đơn thuần có tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn (81,8% nữ và 18,2% nam). Mơ hồ giới tính ở bệnh nhân nữ ở cả ba thể mất muối, nam hóa đơn thuần và không cổ điển là tương đương nhau (lần lượt 96%, 97%, và 100%). Cơn suy thượng thận cấp chỉ xuất hiện ở bệnh nhân thể mất muối với tỉ lệ ở nam là 91,8%, ở nữ là 78,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gonçalves J., Friães A., và Moura L. (2007). Congenital adrenal hyperplasia: focus on the molecular basis of 21-hydroxylase deficiency. Expert Rev Mol Med, 9(11), 1–23.
2. White P.C. (2000). Congenital Adrenal Hyperplasia due to 21-Hydroxylase Deficiency. Endocr Rev, 21(3), 245–291.
3. Krone N. và Arlt W. (2009). Genetics of congenital adrenal hyperplasia. Best Pract Res Clin Endocrinol Metab, 23(2), 181–192.
4. Merke D.P. và Bornstein S.R. (2005). Congenital adrenal hyperplasia. The Lancet, 365(9477), 2125–2136.
5. Choi J.-H., Jin H.-Y., Lee B.H. và cộng sự. (2012). Clinical phenotype and mutation spectrum of the CYP21A2 gene in patients with steroid 21-hydroxylase deficiency. Exp Clin Endocrinol Diabetes Off J Ger Soc Endocrinol Ger Diabetes Assoc, 120(1), 23–27.
6. Krone N., Braun A., Roscher A.A. và cộng sự (2000). Predicting phenotype in steroid 21-hydroxylase deficiency? Comprehensive genotyping in 155 unrelated, well defined patients from southern Germany. J Clin Endocrinol Metab, 85(3), 1059–1065.
7. Dolzan V., Sólyom J., Fekete G. và cộng sự (2005). Mutational spectrum of steroid 21-hydroxylase and the genotype-phenotype association in Middle European patients with congenital adrenal hyperplasia. Eur J Endocrinol, 153(1), 99–106.
8. Rafał Podgórski, David Aebisher, Monika Stompor, Dominika Podgórska , Artur Mazur (2018). Congenital adrenal hyperplasia: clinical symptoms and diagnostic methods. Acta Biochim Pol., 65(1),25-33.