TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi mảng xơ vữa bị vỡ dẫn đến hình thành huyết khối. Để điều trị và dự phòng nguy cơ huyết khối đạt hiệu quả thì một trong những nhóm thuốc được lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp là nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu. Chính vì vậy việc sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp là thật sự cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cầu trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 380 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 01 tháng 12 năm 2021. Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu. Kết quả: Tỷ lệ nhóm dưới 65 tuổi là 32,4%, nhóm từ 65 tuổi trở lên là 67,6%. Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 69,3 ± 11,6, người có tuổi cao nhất là 96, tuổi nhỏ nhất là 25, trong đó tỷ lệ nam giới chiếm 54,5%, nữ giới chiếm 45,5%. Thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp là aspirin, clopidogrel, ticagrelor chiếm tỷ lệ lần lượt là 100%, 88,9% và 38,7%. Tỷ lệ sử dụng liều khởi đầu của aspirin là 100%, clopidogrel là 88,9%, ticagrelor là 38,7% và tỷ lệ sử dụng liều duy trì của aspirin là 100%, clopidogrel là 79,7%, ticagrelor là 38,7%. Ngoài ra, trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp tỷ lệ phối hợp giữa aspirin với clopidogrel là 88,9% và phối hợp giữa aspirin với ticagrelor là 38,7%. Kết luận: Trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp, aspirin được sử dụng nhiều nhất và được xem là thuốc đầu tay. Tỷ lệ sử dụng aspirin (100%) cao hơn tỷ lệ sử dụng ticagrelor (38,7%). Ngoài ra, tỷ lệ phối hợp giữa aspirin và clopidogrel cao hơn tỷ lệ phối hợp aspirin với ticagrelor.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu cơ tim cấp, thuốc chống kết tập tiểu cầu, nội trú
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2020), Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành, Quyết định 5332/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế.
3. Đỗ Châu Lan Hương (2019), Nghiên cứu tình hình rối loạn nhịp tim và đánh giá kết quả điều trị ngoại tâm thu thất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2018 – 2019, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi”, Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 17(3), tr. 203-209.
5. Nguyễn Thắng (2019), Nghiên cứu đánh giá các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn cho bệnh nhân bệnh mạch vành được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018 – 2019, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Ahn JH, Ahn Y, Jeong MH, Kim JH, Hong YJ, et al. (2020), Ticagrelor versus clopidogrel in acute myocardial infarction patients with multivessel disease; From Korea Acute Myocardial Infarction Registry-National Institute of Health, J Cardiol, 75(5),478-484.
7. Guan W, Lu H, Yang K (2017), Choosing between ticagrelor and clopidogrel following percutaneous coronary intervention: A systematic review and Meta-Analysis (2007-2017), Medicine (Baltimore), 97(43).
8. Gulizia M. M., Colivicchi F., Abrignani M. G., Ambrosetti, M., Aspromonte, et al. (2018), Consensus Document ANMCO/ANCE/ARCA/GICR-IACPR/GISE/SICOA: Long-term Antiplatelet Therapy in Patients with Coronary Artery Disease, European heart journal supplements : journal of the European Society of Cardiology, 1–74.
9. Knuuti J, Wijns W, Saraste A, Capodanno D, Barbato E (2020), 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes, European Heart Journal, 00, 1-71.