ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Thanh Bình Vũ 1,, Đức Cường Lê 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang với 96 bệnh nhân – cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu mô tả. Kết quả: Trong tổng số 96 bệnh nhân, nữ chiếm 67,8, cao gấp 2,1 lần nam; độ tuổi trung bình 64,0 ± 15,7 (từ 32 đến 86 tuổi), không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Có 86,5% số BN bị suy tĩnh mạch cả hai chân. Có 42,7% số BN ở giai đoạn C2, chỉ 3,1% số BN ở giai đoạn C6. 88,5 số trường hợp bị suy tĩnh mạch nông, 80,2% suy tĩnh mạch sâu và 65,6% suy tĩnh mạch xiên. Tất cả (100%) số BN có triệu chứng tức bắp chân, 84,4% số BN có triệu chứng nặng chân. Chỉ 15,6% số BN có triệu chứng đau chân. Triệu chứng phù chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 91,7%, giãn tĩnh mạch lưới chiếm 69,8%. BN thay đổi màu da và loét tĩnh mạch chiếm tỷ lệ thấp nhất, 3,1%. Các yếu tố nguy cơ gây suy TMCD được xác định là tuổi từ 55 trở (80,2%), giới nữ, tình trạng đứng lâu và thường xuyên mang giày cao gót. Kết luận: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới có biểu hiện lâm sàng tại chỗ, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, do đó có thể phòng ngừa được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Hanh Đệ, (2011), Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Bệnh lý mạch máu cơ bản. Tài liệu dịch, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 112-116.
2. Đặng Thị Minh Thu, Nguyễn Anh Vũ, (2014), Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 66, tr. 175-188.
3. Eberhardt R.T. and Raffetto J.D., (2005), Chronic Venous Insufficiency, Circulation; pp.2398-2409.
4. Jeffrey L.B. and John J., (2000), Venous Anatomy of the Lower Limb, Chronic venous insufficiency: diagnosis and treatment; pp.25-36.
5. MacKay D., (2001), Hemorrhoids and Varicose Veins: A Review of Treatment Options, Altern Medicine; tpp. 126-140.
6. Padberg F.T., (2005), CEAP classification for chronic venous disease, Dis Mon; pp. 176-182.
7. Stansby G., (2000), Women, pregnancy, and varicose veins, The Lancet; pp. 1117-1118.
8. WHO, (2000), The Asia Pacific Perspective: Redefining Obesity and its treatment. https://iris.wpro.who.int/bitstream/handle/10665.1/5379/0957708211_eng.pdf