KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG CÓ BÓNG QUA DA ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng cho các bệnh nhân xẹp đốt sống ngưc, thắt lưng do loãng xương tại bệnh viện đa khoa Đông Anh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 72 bệnh nhân (97 thân đốt sống) bị lún xẹp do loãng xương được tiến hành bơm xi măng có bóng tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh từ tháng 11/2020-11/2021. Kết quả: Tuổi trung bình: 72,86±8,20 (60-93), chủ yếu 70‐79 tuổi (59,72%). Tỷ lệ nữ/ nam: 3,2/1, 100% loãng xương với T score ≤‐2,5. Đau do loãng xương đơn thuần 13,89%, có yếu tố chấn thương chiếm 86,11%. 100% bệnh nhân giảm đau ở ngày đầu tiên sau bơm. Điểm VAS trước mổ là 7,72±1,17, sau mổ 1 ngày là 2,67±0,67 và sau 3 tháng là 1,36 ± 0,71. Sau 3 tháng, phân loại kết quả điều trị theo tiêu chuẩn MacNab: 64/72BN (88,89%) đạt kết quả tốt và khá, 8/72BN (11,11%) đạt trung bình, không có BN đạt kết quả kém. Góc Cobb trước khi tiến hành bơm xi măng là 17,36± 8,450 và sau khi tiến hành bơm xi măng có bóng là 11,23±6,620. Biến chứng tràn xi măng trong mổ gồm có tỷ lệ bệnh nhân tràn xi măng qua bờ trước thân đốt sống là 9/97 (9,27%) và tràn vào đĩa đệm là 5/97 (5,15%). Kết luận: Phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tạo hình thân đốt sống là một phương pháp can thiệp tối thiểu, an toàn có hiệu quả cao trong việc giảm đau ở bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bơm xi măng, xẹp đốt sống, loãng xương
Tài liệu tham khảo
2. Lý Văn Hoàng, Bùi Phú Ấn, and Võ Văn Nho, (2010). Tạo hình thân sống bằng phương pháp bơm cement sinh học qua da trong điều trị đau do xẹp đốt sống ở bệnh nhân loãng xương. Y học thực hành, 733+734, p. 289‐296.
3. Đỗ Mạnh Hùng, (2018). Nghiên cứu ứng dụng tạo hình đốt sống bằng bơm cemet có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương. Luận văn tiến sỹ y học. Đại Học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Hòa, Vũ Đức Đạt, Nguyễn Hoài Thu, (2020). Kết quả tạo hình thân đốt sống ngực bằng bơm xi măng sinh học có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương. Tạp chí Y học Việt Nam, 487(1&2): 191-195.
5. Robinson Y, Tschoke K.S, Stahel F.P, et al (2008). Complication and safe aspects of kyphoplasty for osteoporotic vertebral fracture: a propective follow-up study in 102 consecutive patients. Patient SafSurg, 2,2.
6. Hà Văn Lĩnh, Nguyễn Lê Bảo Tiến, Phan Minh Trung và cs (2021). Kết quả bơm xi măng qua cuống điều trị lún đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương tại bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y học Việt Nam, 499(1&2): 109-112.
7. Taylor R.S, Fritzell P, Taylor R.J (2007). Balloon kyphoplasty in manangement of vertebral compression fracture: an updated systematic review and meta-analysis. Eur Spine J, 16, 1085-1100.
8. Liu Q, Cao J, Kong J.J (2019). Clinical effect of ballon kyphoplasty in elderly patients with multiple osteoporotic vertebral fracture. Niger J Clin Pract, 22, 289-292.