ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÀN KÍN ỐNG TỦY RĂNG BẰNG MÁY LÈN NHIỆT EQ-EV

Thu Trang Đàm 1,, Thị Hoà Lê 1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kỹ thuật lèn dọc là một cải tiến để gia tăng sự khít sát trong hàn ống tủy. Hiện nay trên thị trường, máy lèn nhiệt EQ-EV đang được các hãng giới thiệu và được nhiều phòng khám chuyển sang sử dụng. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hàn kín ống tủy răng bằng máy lèn nhiệt EQ – EV. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng. Kết quả và kết luận: Qua khảo sát kết quả trám bít ống tủy  30 răng bằng máy lèn nhiệt EQ- EV cho thấy: Tương quan giữa khối lượng trám và  ống tủy trên phim XQuang : 90% trám đủ; tỷ lệ trám thừa: 6,7%; trám thiếu: 3,3%.Tương quan giữa cement với chóp răng cho thấy tỷ lệ trào cement ở vùng chóp răng: 10%; thiếu là 3,3%. Tương quan giữa GPvà chóp răng cho thấy tỷ lệ GP vừa đến chóp răng 90%; tỷ lệ quá chóp 3,3%; thiếu ở 1/3 chóp là 6,7%. Tính đồng nhất của vật liệu trám bằng phương pháp lèn  cao 93,3%. Sự thích nghi bề mặt ống tủy với phương pháp lèn  nhiệt đoạn 1/3 cổ: 100%; đoạn 1/3 trung: 96,7%; đoạn 1/3 chóp 96,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoa Anh Đào, Nguyễn Thị Thu Nhung(2018), “Đánh giá kết quả điều trị tủy bằng phương pháp lèn dọc sử dụng máy lèn nhiệt Touch’n Heat”, Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, tập 8(5), tr. 7-13.
2. Trịnh Thái Hà, Trương Thị Hiếu Hạnh(2013), “ Sự khít sát của khối vật liệu theo các vị trí thành ống tủy được trám bít bằng hệ thống Obtura II”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 85(5), tr. 17-23.
3. Nguyễn Thị Quỳnh Nhi(2020), Nghiên cứu Invitro sự khít kín vùng chóp răng giữa 3 phương pháp trám bít ống tủy , Luận văn thạc sỹ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Hồng Vân(2001), Nhận xét kết quả điều trị tủy bằng phương pháp lèn nhiệt ba chiều với kỹ thuật lèn tay và lèn máy Touch’NHeat- Obtura II, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.