ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Minh Tâm Dương 1,2, Nguyễn Ngọc Trần 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần - Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả thực trạng điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. Đây là nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập số liệu trên 40 người bệnh phân liệt cảm xúc tại Viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm thường gặp ở nữ giới (57,5%), có độ tuổi từ 26 - 40 (52,5%). Trong điều trị, thuốc an thần kinh được sử dụng nhiều nhất là risperidone (60,0%), với liều tối thiểu 2,9 ± 1,1 mg/ngày và liều tối đa 4,2 ± 1,7 mg/ngày. Sertraline là thuốc chống trầm cảm được sử dụng nhiều nhất (90,0%) với liều trung bình cao nhất là 125 ± 52,8 mg/ngày. Thuốc bình thần Diazepam cũng được sử dụng thường xuyên (87,5%) với số ngày dùng trung bình là 11,3 ± 7,0 ngày. Có 100% người bệnh được điều trị bằng các thuốc an thần kinh (ATK) kết hợp với một hoặc nhiều loại thuốc khác. Đa số là thuốc an thần kinh kết hợp với thuốc chống trầm cảm (CTC) và bình thần (BT) (70%). Phần lớn thời gian điều nội trú trong khoảng từ 2 - 4 tuần (60,0%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders: Clinical Descriptions and Diagnostic Guidelines. 1st edition. World Health Organization; 1992.
2. Azorin JM, Kaladjian A, Fakra E. [Current issues on schizoaffective disorder]. L’Encephale. 2005;31(3):359-365. doi:10.1016/s0013-7006 (05) 82401-7
3. Lerner V, Libov I, Kotler M, Strous RD. Combination of “atypical” antipsychotic medication in the management of treatment-resistant schizophrenia and schizoaffective disorder. Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry. 2004;28 (1):89-98. doi:10.1016/j.pnpbp.2003.09.024
4. Cascade E, Kalali AH, Buckley P. Treatment of Schizoaffective Disorder. Psychiatry Edgmont. 2009;6(3):15-17.
5. Levinson DF, Umapathy C, Musthaq M. Treatment of schizoaffective disorder and schizophrenia with mood symptoms. Am J Psychiatry. 1999;156(8):1138-1148. doi:10.1176/ ajp.156.8.1138
6. Tollefson GD, Sanger TM, Lu Y, Thieme ME. Depressive signs and symptoms in schizophrenia: a prospective blinded trial of olanzapine and haloperidol. Arch Gen Psychiatry. 1998;55(3):250-258. doi:10.1001/archpsyc.55.3.250
7. Association AP. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th Edition: DSM-5. 5th edition. American Psychiatric Publishing; 2013.
8. Benabarre A, Vieta E, Colom F, Martínez-Arán A, Reinares M, Gastó C. Bipolar disorder, schizoaffective disorder and schizophrenia: epidemiologic, clinical and prognostic differences. Eur Psychiatry J Assoc Eur Psychiatr. 2001;16 (3):167-172. doi:10.1016/s0924-9338 (01) 00559-4
9. Ndetei DM, Khasakhala L, Meneghini L, Aillon JL. The relationship between schizoaffective, schizophrenic and mood disorders in patients admitted at Mathari Psychiatric Hospital, Nairobi, Kenya. Afr J Psychiatry. 2013;16(2):110-117. doi:10.4314/ajpsy.v16i2.14