MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH ĐỒ VÀ CHỈ SỐ BMI CỦA NHỮNG NAM GIỚI TỚI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Hoài Bắc Nguyễn 1,, Văn Kiên Trần 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ngày nay, chất lượng tinh trùng của nam giới ngày càng suy giảm dần theo thời gian Các bằng chứng gần đây cho thấy tình trạng thừa cân trong cộng đồng có ảnh hưởng tới sự suy giảm này. Vì vậy, để đánh giá ảnh hưởng của chỉ số BMI đến các thông số tinh dịch đồ của nam giới tại Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Mối liên quan giữa chất lượng tinh dịch đồ và chỉ số BMI của những nam giới tới khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 28,8 ± 6,22 tuổi, BMI trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 22,92 ± 2,78kg/m2. Có tới 27,1% đối tượng thừa cân và 20,39% nam giới béo phì. Chỉ số BMI có tỷ lệ nghịch với thể tích và mật độ tinh trùng, BMI càng cao thì thể tích và mật độ tinh trùng càng giảm. Trên mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, BMI và hút thuốc lá có mối liên quan với mật độ tinh trùng với công thức: MĐTT = -1,29 x BMI - 0.74 (gói/năm) + 110.85. Béo phì có nguy cơ suy giảm chất lượng tinh trùng cao hơn 2.08 lần. Kết luận: thừa cân, béo phì, hút thuốc lá có ảnh hưởng tới các thông số tinh dịch đồ ở nam giới. Vì vậy, việc tư vấn người bệnh từ bỏ hút thuốc lá, chế độ giảm cân, tối ưu hóa chỉ số BMI là rất cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hammoud, A.O., et al., Obesity and male reproductive potential. Journal of andrology, 2006. 27(5): p. 619-626.
2. Jensen, T.K., et al., Body mass index in relation to semen quality and reproductive hormonesamong 1,558 Danish men. Fertility and sterility, 2004. 82(4): p. 863-870.
3. Najafi, M., et al., Diminished fertility in men with increased BMI. 2011.
4. Eisenberg, M.L., et al., Diabetes, medical comorbidities and couple fecundity. Human Reproduction, 2016. 31(10): p. 2369-2376.
5. Quỳnh, T.T.N. and C.N. Thành, Hội chứng chuyển hóa ở nam giới các cặp vợ chồng vô sinh. Tạp chí Phụ sản, 2019. 16(4): p. 115-123.
6. Gallagher, D., et al., Healthy percentage body fat ranges: an approach for developing guidelines based on body mass index. The American journal of clinical nutrition, 2000. 72(3): p. 694-701.
7. lạc, L.D. and N.V. Chinh, Tỷ lệ béo phì ở người dân thành phố Thủ Dầu một theo phân loại BMI của WHO và theo tiên đoán tỷ leejk chất béo của Gallagher Nghiên cứu khoa học, 2017. 37.
8. Hammoud, A.O., et al., Male obesity and alteration in sperm parameters. Fertility and sterility, 2008. 90(6): p. 2222-2225.
9. Kort, H.I., et al., Impact of body mass index values on sperm quantity and quality. Journal of andrology, 2006. 27(3): p. 450-452.