HỞ VAN BA LÁ VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ CÓ TẠO HÌNH VAN BA LÁ

Hải Yến Trần 1,, Ngọc Quang Nguyễn 1, Đức Hùng Dương 1
1 Viện Tim mạch Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tần xuất hở van ba lá (HoBL) và rối loạn chức năng thất phải (CNTP) sau phẫu thuật van hai lá có kèm sửa van ba lá (VBL) và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 109 bệnh nhân phẫu thuật van hai lá kèm sửa VBL tại Viện tim mạch Việt Nam từ 08/2018 đến 05/2021. Siêu âm tim đánh giá mức độ HoBL và CNTP (TAPSE, S’, FAC ) tại 4 thời điểm: ngay trước phẫu thuật và các thời điểm 1 – 3 tuần, 1 – 3 tháng, 6 -12 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: 109 bệnh nhân, tuổi trung bình 52, tỷ lệ nữ 68%, bệnh van tim do thấp chiếm 94,5%, tỷ lệ rung nhĩ 87%. Trước phẫu thuật, 49,5% HoBL vừa, 55,5% HoBL nặng, 47,7% rối loạn CNTP (FAC < 35%). Tại 3 thời điểm điểm 1 – 3 tuần, 1 – 3 tháng, 6 -12 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ HoBL mức độ vừa trở lên lần lượt là 23,5%, 30% và 32,3%, tỷ lệ rối loạn CNTP lần lượt là 52%, 30%, 23%. TAPSE, S’ bị giảm sau phẫu thuật không tương xứng với sự cải thiện FAC. HoBL nặng là yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ HoBL vừa trở lên 6 – 12 tháng sau phẫu thuật. HoBL thực tổn và có phối hợp tổn thương van động mạch chủ (ĐMC) làm tăng nguy cơ HoBL vừa trở lên 6 – 12 tháng sau phẫu thuật khi phân tích hồi quy logistic đơn biến. Rối loạn CNTP trước phẫu thuật và áp lực động mạch phổi tâm thu (ALĐMP) > 50 mmHg làm tăng nguy cơ rối loạn CNTP sớm sau phẫu thuật. HoBL vừa sau mổ làm khả năng phục hồi CNTP sau mổ kém đi. Kết luận: HoBL mức độ vừa trở lên và rối loạn CNTP sau phẫu thuật van hai lá có sửa van ba lá xảy ra khá phổ biến. HoBL nặng, HoBL thực tổn, có phối hợp tổn thương van ĐMC và rối loạn CNTP trước phẫu thuật ảnh hưởng bất lợi lên tình trạng HoBL và rối loạn CNTP sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Izumi C, Iga K, Konishi T. Progression of isolated tricuspid regurgitation late after mitral valve surgery for rheumatic mitral valve disease. J Heart Valve Dis. 2002;11(3):353-356.
2. Groves PH, Hall RJ. Late tricuspid regurgitation following mitral valve surgery. J Heart Valve Dis. 1992;1(1):80-86.
3. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V, et al. Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr. 2015;28(1):1-39.e14. doi:10.1016/j.echo.2014.10.003
4. Zoghbi WA, Adams D, Bonow RO, et al. Recommendations for Noninvasive Evaluation of Native Valvular Regurgitation: A Report from the American Society of Echocardiography Developed in Collaboration with the Society for Cardiovascular Magnetic Resonance. J Am Soc Echocardiogr. 2017;30(4):303-371. doi:10.1016/j.echo.2017.01.007
5. Del Rio JM, Grecu L, Nicoara A. Right Ventricular Function in Left Heart Disease. Semin Cardiothorac Vasc Anesth. 2019;23(1):88-107. doi:10.1177/1089253218799345
6. Maffessanti F, Gripari P, Tamborini G, et al. Evaluation of right ventricular systolic function after mitral valve repair: a two-dimensional Doppler, speckle-tracking, and three-dimensional echocardiographic study. J Am Soc Echocardiogr. 2012;25(7):701-708. doi:10.1016/j.echo.2012.03.017
7. Zanobini M, Saccocci M, Tamborini G, et al. Postoperative Echocardiographic Reduction of Right Ventricular Function: Is Pericardial Opening Modality the Main Culprit? Biomed Res Int. 2017;2017:4808757. doi:10.1155/2017/4808757
8. Kuwaki K, Morishita K, Tsukamoto M, Abe T. Tricuspid valve surgery for functional tricuspid valve regurgitation associated with left-sided valvular disease. Eur J Cardiothorac Surg. 2001;20(3):577-582. doi:10.1016/s1010-7940 (01) 00786-2