KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN GÂY KHIẾM THỊ Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nguyên nhân gây khiếm thị ở người Việt Nam. Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 886 người khiếm thị đến khám tại Phòng phục hồi chức năng khiếm thị của Bệnh viện Mắt Trung ương trong 3 năm từ 2013 đến 2016. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: trên 886 đối tượng gồm: 515 nam và 371 nữ, trong đó trẻ em là 478 (tuổi trung bình 9.23 ±3.2) và người lớn là 408 (tuổi trung bình 29.71 ± 14.1). Các nhóm bệnh gây khiếm thị thường gặp gồm: bệnh lý võng mạc 27.2% (thoái hóa sắc tố võng mạc 46.4%; bệnh võng mạc trẻ đẻ non 15.8%; thoái hóa hoàng điểm 14.5%...), bệnh lý thể thủy tinh 24.3% (đã lấy thể thủy tinh 44.2%, đã đặt thể thủy tinh nhân tạo 40%...), nhóm tật khúc xạ chiếm 16.7% (cận thị 63.5%...). Tuy nhiên, giữa hai đối tượng trẻ em và người lớn tỷ lệ phân bố các nguyên nhân không giống nhau: ở trẻ em nhóm bệnh lý võng mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (28.2%); nhóm tật khúc xạ đứng thứ hai (20.5%); nhóm bệnh lý thể thủy tinh đứng thứ ba (19.9%); còn ở người lớn nhóm bệnh lý thể thủy tinh chiếm tỷ lệ cao nhất (29.4%); nhóm bệnh lý võng mạc đứng thứ hai (26.0%); nhóm tật khúc xạ và nhóm bệnh lý thị thần kinh đứng thứ ba (12.3%). Kết luận: Nguyên nhân gây khiếm thị ở người Việt Nam đứng thứ nhất là do bệnh lý võng mạc, đứng thứ hai là bệnh lý thể thủy tinh và đứng thứ ba là tật khúc xạ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nguyên nhân, khiếm thị
Tài liệu tham khảo
2. Congdon N, O’Colmain B, Klaver CC, et al.; Eye Diseases Prevalence Research Group. Causes and prevalence of visual impairment among adults in the United States. Arch Ophthalmol. 2004; 122(4):477–485.
3. Limburg H, Gilbert C, Hon DN, Dung NC, Hoang TH. Prevalence and causes of blindness in children in Vietnam. Ophthalmology. 2012 Feb; 119(2):355-61.
4. Muñoz B, West SK, Rubin GS, et al. Causes of blindness and visual impairment in a population of older Americans: the Salisbury Eye Evaluation Study. Arch Ophthalmol. 2000; 118(6):819-825.
5. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Xuân Hiệp. Ứng dụng phương pháp phục hồi chức năng thị giác trên những người khiếm thị trưởng thành. Tạp chí Y học Việt nam. 2014; 417: 85-88.
6. Sapkota K, Kim DH. Causes of low vision and major low-vision devices prescribed in the low-vision clinic of Nepal Eye Hospital, Nepal. Anim Cells Syst (Seoul). 2017; 21(3):147-151.
7. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thu Hiền. Nghiên cứu ứng dụng một số dụng cụ trợ thị trên trẻ khiếm thị. Tạp chí nhãn khoa Việt nam. 2007; 9:45-54.
8. Vijaya L, George R, Asokan R, Velumuri L, Ramesh SV. Prevalence and causes of low vision and blindness in an urban population: The Chennai Glaucoma Study. Indian J Ophthalmol. 2014; 62(4):477-481.