NHẬN XÉT VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm hình ảnh và nhận xét giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo khớp gối do chấn thương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả một loạt ca bệnh, bao gồm 105 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ (CHT) và nội soi khớp gối có tổn thương dây chằng chéo từ 1/2021 đến tháng 1/2022 tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Kết quả: chấn thương dây chằng chéo khớp gối thường gặp ở độ tuổi 20-40 tuổi, chủ yếu ở nam giới, tần suất gặp không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai gối, thường gặp chấn thương dây chằng chéo trước (DCCT) hơn là dây chằng chéo sau (DCCS). Dấu hiệu tổn thương trực tiếp DCCT thường gặp là đụng dập - phù nề (chiếm 86,5%) có tăng tín hiệu trên xung PD 89,4%, tràn dịch khớp gối (chiếm 75,2%), phù tủy xương (chiếm 60%). Vị trí thường bị tổn thương DCCT là đoạn gần (chiếm 45,2%) và đoạn 1/3 giữa (chiếm 35,6%), đứt hoàn toàn (chiếm 85,7%). Giá trị của CHT trong chẩn đoán tổn thương DCCT có độ nhạy 99%, độ đặc hiệu 100%, giá trị chẩn đoán đứt bán phần có độ nhạy 88,9%, đứt hoàn toàn 95,8%. Kết luận: Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo khớp gối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cộng hưởng từ, dây chằng chéo khớp gối
Tài liệu tham khảo
2. Beischer, S., et al. (2018). Young athletes return too early to knee-strenuous sport, without acceptable knee function after anterior cruciate ligament reconstruction. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc;26(7):1966-1974.
3. Hassebrock JD, Gulbrandsen MT, Asprey WL, et al. (2020). Knee Ligament Anatomy and Biomechanics. Sports Med Arthrosc Rev. 2020 Sep;28(3):80-86.
4. Kaeding CC, Léger-St-Jean B, Magnussen RA (2017). Epidemiology and Diagnosis of Anterior Cruciate Ligament Injuries. Clin Sports Med. 2017 Jan;36(1):1-8.
5. Mansour R, Yoong P, McKean D, et al. (2014). The iliotibial band in acute knee trauma: patterns of injury on MR imaging. Skeletal Radiology volume 43: 1369–1375
6. Naraghi A, White LM (2014). MR Imaging of Cruciate Ligaments. Magn Reson Imaging Clin N Am.;22(4):557-80.
7. Owesen C, Sandven-Thrane S, Lind M, et al. (2017). Epidemiology of surgically treated posterior cruciate ligament injuries in Scandinavia. 25(8):2384-2391.
8. Sheila A Dugan (2005). Sports-related knee injuries in female athletes: what gives?. Am J Phys Med Rehabil.;84(2):122-30.