CẢM GIÁC ĐAU DỘI NGƯỢC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHONG BẾ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY TRUYỀN LIÊN TỤC QUA CATHETERSO VỚI PHƯƠNG PHÁPTIÊM 1 LẦN DUY NHẤT SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêuso sánh tỉ lệ đau dội ngượcsau mổ của phương pháp phong bế đám rối thần kinh cánh tay tiêm 1 lần duy nhất so với phương pháp phong bế truyền liên tục qua catheter sau mổ ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai. 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai theo chương trình được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm phong bế đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm: 1 nhóm được tiêm thuốc tê một liều duy nhấtvà 1 nhóm truyền thuốc tê liên tục qua tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngooại khoa– Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021. Thời gian xuất hiện và tỉ lệ đau dội ngược, mức độ đau khi nghỉ và khi vận động, và số lượng morphin tiêu thụ được ghi lại trong 72 giờ sau mổ. Có 4/30 bệnh nhân ở nhóm tiêm thuốc tê một liều duy nhất gặp đau dội ngược (13,33%) và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền liên tục qua catheter. Lượng morphin sử dụng trung bình ở nhóm truyền liên tục thấp hơn có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp phong bế đám rối thần kinh cánh tay truyền liên tục qua catheter có hiệu quả làm giảm tỉ lệ đau dội ngược sau mổở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đau dội ngược, đám rối thần kinh cánh tay, nội soi khớp vai, truyền liên tục qua catheter, một liều duy nhất
Tài liệu tham khảo
2. Dada O, Gonzalez Zacarias A, Ongaigui C, et al. Does Rebound Pain after Peripheral Nerve Block for Orthopedic Surgery Impact Postoperative Analgesia and Opioid Consumption? A Narrative Review. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(18):3257. Published 2019 Sep 5. doi:10.3390/ijerph16183257
3. Thillainadesan, T., Lee, C., Mandaleson, A., Hardidge, A., Weinberg, L. & Tan, C. (2019). Rebound pain after shoulder surgery with interscalene brachial plexus blockade: How often? how bad? Journal of Pain Management, 12(2), pp. 147-154.
4. Ding DY, Manoli A 3rd, Galos DK, Jain S, Tejwani NC. Continuous Popliteal Sciatic Nerve Block Versus Single Injection Nerve Block for Ankle Fracture Surgery: A Prospective Randomized Comparative Trial. J Orthop Trauma. 2015 Sep;29(9):393-8. doi: 10.1097/ BOT.0000000000000374. PMID: 26165259.
5. Salviz EA, Xu D, Frulla A, et al. Continuous Interscalene Block in Patients Having Outpatient Rotator Cuff Repair Surgery: A Prospective Randomized Trial. Anesth Analg. 2013;117(6):1485. doi:10.1213/01.ane.0000436607.40643.0a
6. Kim JH, Koh HJ, Kim DK, Lee HJ, Kwon KH, Lee KY, Kim YS. Interscalene brachial plexus bolus block versus patient-controlled interscalene indwelling catheter analgesia for the first 48 hours after arthroscopic rotator cuff repair. J Shoulder Elbow Surg. 2018 Jul;27(7):1243-1250. doi: 10.1016/j.jse.2018.02.048. Epub 2018 Mar 29. PMID: 29605659.
7. Ganta A, Ding D, Fisher N, Lavery J, Jain S, Tejwani NC. Continuous Infraclavicular Brachial Block Versus Single-Shot Nerve Block for Distal Radius Surgery: A Prospective Randomized Control Trial. J Orthop Trauma. 2018 Jan;32(1):22-26. doi: 10.1097/BOT.0000000000001021. PMID: 29040231.
8. Garrett S. Barry, Jonathan G. Bailey, Joel Sardinha, Paul Brousseau, Vishal Uppal, Factors associated with rebound pain after peripheral nerve block for ambulatory surgery, British Journal of Anaesthesia,Volume 126, Issue 4,2021, p. 862-871,
9. Goldstein RY, Montero N, Jain SK, Egol KA, Tejwani NC. Efficacy of popliteal block in postoperative pain control after ankle fracture fixation. J Orthop Trauma. 2012;26:557–62.