GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI JNET VÀ KUDO ĐỐI CHIẾU VỚI MÔ BỆNH HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG

Công Long Nguyễn 1,2, Văn Chương Hoàng 1,, Hoài Nam Nguyễn 1,2, Thị Thu Thảo Đồng 1, Thị Tân Trần 1, Bình Nguyên Phạm 1,2, Thế Phương Nguyễn 1,3, Thế Phương Nguyễn 1,3, Tuấn Việt Trần 1, Anh Giang Đỗ 1, Văn Tuấn Kiều 1
1 Trung tâm Tiêu hoá – Gan Mật, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Polyp đại trực tràng (ĐTT) là bệnh lý phổ biến và có nguy cơ ác tính. Nội soi ánh sáng trắng là kĩ thuật giúp tầm soát polyp, tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong dự đoán chính xác mô bệnh học polyp. Các kỹ thuật nội soi cải tiến đã được phát triển giúp quan sát chi tiết hơn bề mặt niêm mạc, cấu trúc mạch máu dưới niêm mạc từ đó dự đoán chính xác kết quả mô bệnh học polyp, hỗ trợ điều trị chính xác. Mục tiêu nghiên cứu: đối chiếu phân loại JNET trên nội soi dải tần hẹp (NBI) và phân loại Kudo trên nội soi nhuộm màu bằng indigocarmin với kết quả mô bệnh học ở tổn thương polyp đại trực tràng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả đánh giá nghiệm pháp chẩn đoán. Kết quả: trong số 2000 bệnh nhân được nội soi sàng lọc tầm soát polyp và ung thư sớm ĐTT, nghiên cứu thu được 339 bệnh nhân có tổng số 490 polyp ĐTT được cắt bỏ qua nội soi hoặc phẫu thuật từ 1/2021 đến tháng 4/2022. Trong 490 polyp, có 408 polyp tân sinh (386 polyp u tuyến và 22 polyp ung thư). Với nội soi nhuộm màu dải tần hẹp NBI, độ nhạy và độ chính xác của chẩn đoán lần lượt là 93,9% và 88,4% tương đương nội soi nhuộm màu thật indigo carmin lần lượt là 92,2% và 89,4%, tuy nhiên độ đặc hiệu 61,0% thấp hơn so với nội soi nhuộm màu thật bằng indigo carmin là 75,6%. Kết hợp hai phương pháp không làm tăng độ nhạy 91,7%, tuy nhiên làm tăng độ đặc hiệu trong chẩn đoán là 78%.  Kết luận: Phân loại JNET, Kudo có khả năng giúp dự đoán kết quả mô bệnh học polyp đại trực tràng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Strum W.B (2016). Colorectal Adenomas. N Engl J Med, 374(11), 1065-75.
2. Thirumurthi S and Raju G.S (2015). Management of polypectomy complications. Gastrointest Endosc Clin N Am, 25(2), 335-57.
3. Rubio C.A and Delinassios J.G (2010). Invasive carcinomas may arise in colorectal adenomas with high-grade dysplasia and with carcinoma in situ. Int J Clin Exp Med, 3(1), 41-7.
4. Y. Sano, S. Tanaka, S. E. Kudo et al (2016). Narrow-band imaging (NBI) magnifying endoscopic classification of colorectal tumors proposed by the Japan NBI Expert Team. Dig Endosc, 28(5), 526-33.
5. Vũ Việt Sơn (2018). Khảo sát phân loại polyp đại trực tràng bằng phương pháp nội soi phóng đại nhuộm màu ảo. Luận văn thạc sỹ y học, đai học Y Hà Nội.
6. Shunsuke Kobayashi, Masayoshi Yamada, Hiroyuki Takamaru et al (2019). Diagnostic yield of the Japan NBI Expert Team (JNET) classification for endoscopic diagnosis of superficial colorectal neoplasms in a large-scale clinical practice database. United European gastroenterology journal, 7(7), 914-923.
7. Y. Komeda, H. Kashida, T. Sakurai et al (2017). Magnifying Narrow Band Imaging (NBI) for the Diagnosis of Localized Colorectal Lesions Using the Japan NBI Expert Team (JNET) Classification. Oncology, 93(suppl 1)(Suppl. 1), 49-54.
8. Phạm Bình Nguyên (2021). Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng. Luận văn tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
9. Ming Li, Syed Mohsin Ali, Syeda Umm-a-OmarahGilani et al (2014). Kudo's pit pattern classification for colorectal neoplasms: a meta-analysis. World journal of gastroenterology, 20(35), 12649-12656.
10.Shigeharu Kato, Kuang- I. Fu, Yasushi Sano et al (2006). Magnifying colonoscopy as a non-biopsy technique for differential diagnosis of non-neoplastic and neoplastic lesions. World journal of gastroenterology, 12(9), 1416-1420.