SHOCK PHẢN VỆ TRÊN BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LÝ MẠCH VÀNH: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sốc phản vệ là một tình trạng nguy kịch khi cơ thể tiếp xúc với các kháng nguyên gây mẫn cảm. Lý thuyết kinh điển về bệnh học của sốc phản vệ là giãn mạch hệ thống, tụt huyết áp, giảm tưới máu mạch vành,tăng tính thấm thành mạch, giảm cung lượng tim trầm trọng và suy sụp tuần hoàn. Một số báo cáo lâm sàng cho thấy cơ tim và mạch vành là đích tác động đầu tiên của các chất trung gian hóa học trong phản ứng phản vệ. Ở các bệnh nhân như vậy, các chất trung gian gây viêm như histamine, tryptase, leukotriene… được giải phóng gây ra co thắt động mạch vành và bong mảng xơ vữa. Hội chứng này được gọi là hội chứng vành cấp liên quan đến phản ứng phản vệ, hay hội chứng Kounis. Trong bài này, chúng tôi muốn trình bày một ca lâm sàng: bệnh nhân nam 53 tuổi, tiền sử bệnh mạch vành, có phản ứng phản vệ với kháng sinh Cefoperazone, sau đó xuất hiện nhồi máu cơ tim cấp tính trong khi đang được phẫu thuật bắc cầu chủ đùi. ST chênh điện tâm đồ xuất hiện sớm trên bệnh nhân có tiền sử mạch vành làm bác sỹ điều trị theo hướng nhồi máu cơ tim trước khi nghĩ đến phản ứng phản vệ. Điều nàylàm chậm trễ việc cho thuốc Adrenalin, thời gian huyết tụt kéo dài, tạo vòng xoắn bệnh lý làm nặng thêm mạch vành. Bác sỹ gây mê cần có kiến thức về hội chứng Kounis và thận trọng với các phản ứng phản vệ trên đối tượng bệnh nhân có bệnh lý mạch vành. Đôi khi điều trị quá mạnh mẽ shock phản vệ lại làm bệnh mạch vành nặng lên trên bệnh nhân có hội chứng Kounis.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
shock phản vệ, nhồi máu cơ tim, gây mê hồi sức
Tài liệu tham khảo
2. Kounis N.G. et al. Anaphylactic cardiovascular collapse and Kounis syndrome: systemic vasodilation or coronary vasoconstriction? Ann Transl Med.2018; 6: 332.
3. Stephen Slogoff. Anesthetic Considerations in Acute Myocardial Infarction. Tex Heart Inst J. 1991; 18(4): 269–274.
4. Kounis N.G.Kounis syndrome: an update on epidemiology, pathogenesis, diagnosis and therapeutic management.Clin Chem Lab Med. 2016; 54: 1545-1559
5. Abdelghany M. et al. New classification of Kounis Syndrome. Int J Cardiol. 2017; 247: 14.
6. Helbling A et al. Incidence of anaphylaxis with circulatory symptoms: a study over a 3-year period comprising 940,000 inhabitants of the Swiss Canton Bern.Clin Exp Allergy: J Br Soc Allergy Clin Immunol. 2004; 34: 285-290.