ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC VÍT QUA CUỐNG TRONG PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PLIF/TLIF CÓ HỖ TRỢ O-ARM

Gia Du Hoàng 1,, Đức Hoàng Nguyễn 1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác vít qua cuống trong phẫu thuật trượt đống sống (TĐS) thắt lưng bằng phương phápPLIF/TLIF có O-arm hỗ trợ. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 47 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là TĐS thắt lưng, điều trị phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu (1/2018-1/2019) tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Trong 47 đối tượng tham gia nghiên cứu, hơn 1 nửa số BN (53,19%) phải chịu ngưỡng đau chân nhiều hơn 5 điểm. Tổng số vít được bắt là 204 vít. Trong đó, có 40 BN TĐS thắt lưng 1 tầng tương ứng với 160 vít và 6 BN TĐS thắt lưng 2 tầng tương ứng với 36 vít. Thêm nữa, có 1 đối tượng mổ 3 tầng tương ứng số vít là 8 vít. Theo đánh giá độ chính xác của vít đã được bắt trong mổ theo tiêu chuẩn của Gertzbeinn – Robbins chúng tôi có độ chính xác nhóm A là 95,05%, nhóm B là 4,95%. Mỗi mức trượt đều được đặt 1 miếng ghép nhân tạo, có 55 miếng ghép nhân tạo được đặt ở 47 BN. 90,9 % số miếng ghép đạt tiêu chuẩn tốt, 9,1% số miếng ghép đặt vị trí chấp nhận được. Kết luận: Nghiên cứu của chứng tôi đã chỉ ra rằng, việc sử dụng phương pháp phẫu thuật phương pháp PLIF/TLIF có O-arm hỗ trợ cho độ chính xác cao về các vit ốc được vắt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Smith J.D., Jack M.M., Harn N.R. và cộng sự. (2016). Screw Placement Accuracy and Outcomes Following O-Arm-Navigated Atlantoaxial Fusion: A Feasibility Study. Global Spine J, 6(4), 344–349.
2. Võ Văn Thanh (2014), Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học y Hà Nội.
3. Parker S.L., Adogwa O., Paul A.R. và cộng sự. (2011). Utility of minimum clinically important difference in assessing pain, disability, and health state after transforaminal lumbar interbody fusion for degenerative lumbar spondylolisthesis. J Neurosurg Spine, 14(5), 598–604.
4. El-Soufy M., El-Adawy A.M., Al-Agamy S. và cộng sự. (2015). Clinical and Radiological Outcomes of Transforaminal Lumbar Interbody Fusion in Low- Grade Spondylolisthesis. Spine & Neurosurgery, 2015.
5. Alijani B., Emamhadi M., Behzadnia H. và cộng sự. (2015). Posterior lumbar interbody fusion and posterolateral fusion: Analogous procedures in decreasing the index of disability in patients with spondylolisthesis. Asian J Neurosurg, 10(1), 51.
6. Refaat, M.I. (2014). Management of Single Level Lumbar Degenerative Spondylolisthesis: Decompression Alone or Decompression and Fusion. Egyptian Journal of Neurosurgery, 29(4), 51–56.
7. Wang Y., Chen K., Chen H. và cộng sự. (2019). Comparison between free-hand and O-arm-based navigated posterior lumbar interbody fusion in elderly cohorts with three-level lumbar degenerative disease. Int Orthop, 43(2), 351–357.
8. Faundez A.A., Mehbod A.A., Wu C. và cộng sự. (2008). Position of interbody spacer in transforaminal lumbar interbody fusion: effect on 3-dimensional stability and sagittal lumbar contour. J Spinal Disord Tech, 21(3), 175–180.