MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch ở BN rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, tiến cứu ở 51 BN rung nhĩ không do bệnh van tim. Kết quả: Rung nhĩ gặp độ tuổi trên 65 là 55,0%, tỷ lệ nữ/nam = 2/1. Rung nhĩ mạn tính chiếm 90% số trường hợp. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là hồi hộp 27 BN (chiếm 52,9%); khó thở 20 BN (chiếm 39,2%). BN rung nhĩ ERHA 1 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, 54,9%. Các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm 88% số BN có tăng lipid máu, 55,0% BN thuộc độ tuổi ≥ 65; tỷ lệ THA là 56,9%; thừa cân chiếm 47,0%; đái tháo đường chiếm 33,3%; yếu tố nguy cơ TM thấp nhất là suy tim và hút thuốc lá (17,6 và 19,6%). Điểm CHA2DS2 – VASc của BN nghiên cứu cao nhất là 6, trung bình là 2,92 ± 1,77. Nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS - BLED > 2 chiếm 7,8%. Kết quả điện tim cho thấy đáp ứng thất của BN trung bình 92,2 ± 18,8 ck/p. Siêu âm tim thấy 25,5% số BN có Dd tăng; 11,8% số BN có EF giảm, nhĩ trái giãn trong 62,8% số trường hợp, có 7 BN có huyết khối nhĩ trái chiếm 13,7%. Kết luận: Cần chú ý kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ và phòng huyết khối ở các BN rung nhĩ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Chien KL, S.T., Hsu HC, et al (2010), Atrial fibrillation prevalence, incidence and risk of stroke and all-cause death among Chinese. Int J. Cardiol, 2010. 139 (2): p. 173-180.
3. Iguchi Y, K.K., Aoki J. et al (2008), Prevalence of atrial fibrillation in community-dwelling Japanese aged 40 years or older in Japan: analysis of 41,436 non-employee residents in Kurashiki-city. , Circ J. 72(6): p. 909-913.
4. Iwasaki, Y.k., et al (2011), Atrial Fibrillation Pathophysiology. Circulation, 124: p. 2264-2274.
5. Grond, M., et al (2013) Improved Detection of Silent Atrial Fibrillation Using 72-Hour Holter ECG in Patients With Ischemic Stroke. A Prospective Multicenter Cohort Study, 2013. 44 (12): p. 3357-3364.
6. Menke, J. et al (2012), Thromboembolism in Atrial Fibrillation. American Journal of Cardiology, 105 (4): p. 502-510.
7. Olesen, J. B., Torp-Pedersen, C., Hansen, M. L. et al (2012), The value of the CHA2DS2-VASc score for refining stroke risk stratification in patients with atrial fibrillation with a CHADS2 score 0–1: a nationwide cohort study. Thrombosis and haemostasis, 107(06), 1172-1179.
8. Piepoli, M.F. et al (2016) European Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice. The Sixth Joint Task Force of the European Society of Cardiology and Other Societies on Cardiovascular Disease Prevention in Clinical Practice (constituted by representatives of 10 societies and by invited experts), Developed with the special contribution of the European Association for Cardiovascular Prevention & Rehabilitation (EACPR), 2016. 37(29): p. 2315-2381.