ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN Ở TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NẮN CHỈNH, BÓ BỘT TẠI KHOA KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ- BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2021

Văn Khoa Vũ 1,
1 Bệnh viện HN Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gãy hai xương cẳng chân là tổn thương thường gặp. Việc điều trị tùy từng trường hợp cụ thể. Điều trị bảo tồn gãy kín thân hai xương cẳng chân được áp dụng chủ yếu ở trẻ em. Tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, từ tháng 10/2020 đến 10/2021 điều trị cho 61 Bệnh nhân gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng phương pháp nắn chỉnh, bó bột cho kết quả thu được như sau: 93,4% các Bệnh nhân gãy typ A, 6,6% gãy typ B1 theo phân loại của AO/ASIF. Kết quả điều trị theo thang điểm Lyshome tại các thời điểm sau 2 tuần, sau 4 tuần và sau 6 tuần tháo bột, với tỷ lệ lần lượt là 42,6%; 60,7% và 83,6%. Kết quả đánh giá chức năng khớp cổ chân bằng thang điểm FADI cho thấy, điểm số trung bình tại thời điểm sau tháo bột 4 tuần là 77,8±8,9, sau 6 tuần là 101,9±6,9. Phân loại độ liền xương trên X-Quang theo thang điểm RUST với điểm số trung bình là 7,41±1,12 tại thời điểm 4 tuần trong bột, 8,28 ±0,78 sau tháo bột, 9,25±1,01 sau tháo bột 2 tuần và 10,85±0,67, sau tháo bột 6 tuần. Tỷ lệ liền xương theo phân loại thang điểm RUST tại thời điểm thay bột cẳng bàn chân là 42,6% và sau 6 tuần tháo bột là 100 %. Thời gian liền xương trung bình: nhóm ≤ 4 tuổi là 4,1 ± 0,5 tuần; nhóm tuổi 4-10 tuổi là 6,3 ± 0,3 tuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. K. K. Briggs, J. Lysholm, Y. Tegner và các cộng sự. (2009), "The reliability, validity, and responsiveness of the Lysholm score and Tegner activity scale for anterior cruciate ligament injuries of the knee: 25 years later", Am J Sports Med, 37(5), tr. 890-7.
2. T. B. Kizkapan, A. Misir, S. Oguzkaya và các cộng sự. (2021), "Reliability of radiographic union scale in tibial fractures and modified radiographic union scale in tibial fractures scores in the evaluation of pediatric forearm fracture union", Jt Dis Relat Surg, 32(1), tr. 185-191.
3. B. Weber, M. Kalbitz, M. Baur và các cộng sự. (2021), "Lower Leg Fractures in Children and Adolescents-Comparison of Conservative vs. ECMES Treatment", Front Pediatr, 9, tr. 597870.
4. Lê Khánh Khang (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng đinh nội tủy có chốt kiểu SIGN tại bệnh viện Quân y 121, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Võ Hoàng Minh Châu, Phạm Hoàng Lai và Huỳnh Thông Em (2019), "Kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng nắn kín, đóng đinh nội tủy có chốt tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ", Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 2(12), tr. 98-96.
6. Jack Lysholm và Yelverton Tegner (2007), "Knee injury rating scales", Acta orthopaedica, 78(4), tr. 445-453.
7. Itai Gans, Keith D Baldwin và Theodore J Ganley (2014), "Treatment and management outcomes of tibial eminence fractures in pediatric patients: a systematic review", The American journal of sports medicine, 42(7), tr. 1743-1750.
8. J. M. Leow, N. D. Clement, T. Tawonsawatruk và các cộng sự. (2016), "The radiographic union scale in tibial (RUST) fractures: Reliability of the outcome measure at an independent centre", Bone Joint Res, 5(4), tr. 116-21.
9. Ahmed M Thabet, Madison Craft, John Pisquiy và các cộng sự. (2021), "Tibial shaft fractures in the adolescents: treatment outcomes and the risk factors for complications", Injury.